Đặc điểm hóa - lý của dung dịch nhiệt dịch tạo quặng vàng vùng đak rông - a lưới trên cơ sở luận giải kết quả phân tích nhiệt bao thể

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=535
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
    2 Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam

  • Nhận bài: 11-12-2015
  • Sửa xong: 11-01-2016
  • Chấp nhận: 30-01-2016
  • Ngày đăng: 30-01-2016
Lượt xem: 2015
Lượt tải: 514
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 50
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Kết quả phân tích nhiệt bao thể từ khoáng vật thạch anh trong quặng vàng vùng Đak Rông - A Lưới cho thấy rõ 2 dải nhiệt độ kết tinh khác biệt, tương ứng với hai giai đoạn tạo khoáng vàng. Ở giai đoạn thứ nhất, các khoáng vật kết tinh do sự hỗn nhiễm của dung dịch nguồn gốc biến chất (chủ đạo) và dung dịch nguồn magma (thứ yếu) trong dải nhiệt độ trung bình cao (220-380oC), độ muối (trung bình-thấp) <16,3%, độ sâu lớn (2-3,8km) và mật độ dung dịch thấp (0,65-0,9g/cm3). Trong giai đoạn nhiệt dịch sau, các khoáng vật kết tinh do sự hỗn nhiễm của dung dịch nguồn gốc biến chất và nước khí tượng ở điều kiện gần bề mặt hơn (1-2km), trong môi trường nhiệt độ thấp (125-200oC), độ muối thấp (<10%) và mật độ dung dịch ở mức trung bình (0,9-1g/cm3).

Trích dẫn
Nguyễn Quang Luật, Trần Mỹ Dũng, Lê Xuân Trường, Lê Thị Thu và Nguyễn Tiến Thành, 2016. Đặc điểm hóa - lý của dung dịch nhiệt dịch tạo quặng vàng vùng đak rông - a lưới trên cơ sở luận giải kết quả phân tích nhiệt bao thể, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 53.

Các bài báo khác