Về tính đúng đắn của phương pháp xử lý đường cong đo sâu trường chuyển trên mô hình lý thuyết môi trường phân lớp nằm ngang

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=482
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 17-08-2015
  • Sửa xong: 11-10-2015
  • Chấp nhận: 30-10-2015
  • Ngày đăng: 30-10-2015
Lượt xem: 1946
Lượt tải: 501
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 49
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Phương pháp xử lý độ dẫn điện theo chiều sâu là phương pháp có hiệu quả cao giúp tăng độ phân giải và tính định xứ cho tài liệu đo sâu trường chuyển. Việc áp dụng phương pháp này trên các mô hình lý thuyết cho thấy hiệu quả rõ nét. Từ các mô hình lý thuyết 1D, ta thực hiện giải bài toán thuận để tính ra được số liệu đo sâu trường chuyển tương ứng cho từng mô hình. Từ các số liệu này được đưa vào xử lý theo phương pháp độ dẫn điện theo chiều sâu cho thấy dị thường thu được sau xử lý phản ánh chính xác vị trí của đối tượng dẫn điện tốt theo chiều sâu. Dựa trên việc thay đổi các tham số của mô hình lý thuyết, tác giả đã nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số k trong công thức tính độ sâu nghiên cứu của phương pháp xử lý. Các kết quả trên mô hình lý thuyết cho thấy khoảng giá trị thay đổi của hệ số này. Đây là cơ sở cho việc áp dụng phương pháp xử lý độ dẫn điện theo chiều sâu khi giải thích định lượng tài liệu đo sâu trường chuyển

Trích dẫn
Phạm Ngọc Kiên, 2015. Về tính đúng đắn của phương pháp xử lý đường cong đo sâu trường chuyển trên mô hình lý thuyết môi trường phân lớp nằm ngang, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 52.

Các bài báo khác