Đặc điểm cấu trúc địa chất và môi trường khu vực đất ngập nước kim sơn (ninh bình)

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=367
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 17-12-2014
  • Sửa xong: 17-01-2015
  • Chấp nhận: 30-01-2015
  • Ngày đăng: 30-01-2015
Lượt xem: 1855
Lượt tải: 526
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 52
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khu vực đất ngập nước ven biển Kim Sơn (Ninh Bình) có cấu trúc địa chất tương đối đơn giản, trên bề mặt lộ hầu như chỉ có các trầm tích hệ tầng Thái Bình, dưới sâu cũng chỉ gặp các trầm tích Đệ tứ hệ tầng Lệ Chi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Hưng. Đây là nơi đã, đang và sẽ được khai thác với các hướng rất khác nhau như trồng rừng ngập mặn, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển du lịch sinh thái nhằm đem lại lợi ích kinh tế tối đa cho địa phương. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước khu vực này mang một ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo phát triển bền vững. Thực tế, kết quả nghiên cứu bước đầu của các tác giả đã cho thấy sự ô nhiễm cục bộ arsen trong môi trường đất. Môi trường nước mặt cũng bị ô nhiễm arsen cục bộ, ô nhiễm cadimi, sắt, amoni dạng diện. Đặc biệt, nước mặt khu Cồn Nổi có chứa dầu mỡ với hàm lượng khá cao. Nước ngầm trong vùng nghiên cứu cũng bị ô nhiễm cadimi, chì và amoni cục bộ

Trích dẫn
Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Khắc Giảng và Lê Tiến Dũng, 2015. Đặc điểm cấu trúc địa chất và môi trường khu vực đất ngập nước kim sơn (ninh bình), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 49.

Các bài báo khác