Đánh giá sự thay đổi của hệ số xi măng gắn kết trong đá cacbonat từ tài liệu đvlgk

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=364
  • Cơ quan:

    1 Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP)

  • Nhận bài: 21-12-2014
  • Sửa xong: 19-01-2015
  • Chấp nhận: 30-01-2015
  • Ngày đăng: 30-01-2015
Lượt xem: 1681
Lượt tải: 459
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 45
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong các đá trầm tích chứa các tích tụ dầu khí thì đá cacbonat đặc biệt quan trọng, đá cacbonat vừa đóng vai trò là tầng chứa và vừa đóng vai trò là tầng chắn. Tùy thuộc vào môi trường thành tạo kích thước hạt, mức độ gắn kết giữa các hạt (hệ số xi măng gắn kết m) và các hoạt động thứ sinh mà phân chia ra các loại đá có các loại độ rỗng khác nhau. Bài báo giới thiệu phương pháp nghiên cứu, đánh giá sự thay đổi của hệ số xi măng gắn kết giữa các hạt trong đá cacbonat từ tài liệu địa vật lý giếng khoan, trên cơ sở của phương trình Archie chỉ ra sự thay đổi của hệ số xi măng gắn kết trong mỗi loại độ rỗng khác nhau. Bằng phương pháp tiếp cận trên, các tác giải đã tiến hành đánh giá sự thay đổi của hệ số m, trên giếng khoan ALV1562 tại vùng hồ Maracaibo nước Cộng hòa Venezuela. Kết quả đánh giá chỉ ra mức độ biến đổi của m theo các loại độ rỗng khác nhau, giúp cho việc chính xác hóa hệ số bão hòa dầu khí, làm gia tăng chiều dày hiệu dụng của đá chứa

Trích dẫn
Phạm Đức Biểu và Lưu Văn Vịnh, 2015. Đánh giá sự thay đổi của hệ số xi măng gắn kết trong đá cacbonat từ tài liệu đvlgk, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 49.

Các bài báo khác