Xây dựng mô hình độ rỗng kép cho thân dầu móng nứt nẻ mỏ cá ngừ vàng

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=360
  • Cơ quan:

    1 Tổng công ty Thăm dò & Khai thác dầu khí Việt Nam;
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
    3 Viện dầu khí Việt Nam;
    4 Công ty điều hành chung Hoàng Long (HLJOC);
    5 Công ty điều hành chung Lam Sơn

  • Nhận bài: 17-11-2014
  • Sửa xong: 16-01-2015
  • Chấp nhận: 30-01-2015
  • Ngày đăng: 30-01-2015
Lượt xem: 1645
Lượt tải: 511
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 50
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong thân móng nứt nẻ mỏ Cá Ngừ Vàng tồn tại ít nhất hai hệ thống độ rỗng riêng biệt có thể được mô phỏng bằng cách phân loại các đới nứt nẻ dựa trên tỷ phần giữa nứt nẻ lớn và vi nứt nẻ. Điều này có thể thấy được qua: (i) các kết quả phân tích mẫu từ các giếng khoan ở các mỏ lân cận như mỏ Bạch Hổ, (ii) các kết quả phân tích tài liệu thử giếng DST của mỏ Cá Ngừ Vàng. Ở Việt Nam hiện nay, tất cả các nhà điều hành dầu khí đều đang sử dụng kiểu mô hình một độ rỗng cho việc mô phỏng các động thái khai thác trong đối tượng móng nứt nẻ. Tuy nhiên, các kết quả đều cho thấy các mô hình này đều không phản ánh đúng động thái khai thác thực tế rất phức tạp của các thân dầu móng nứt nẻ, dẫn đến các dự báo không chính xác cho việc quản lý khai thác mỏ. Nhiều nhà điều hành dầu khí hiện đã, đang nghiên cứu xây dựng nhiều kiểu mô hình khác nhau và đã có nhiều ý tưởng đổi mới, tuy vậy vẫn chưa có được mô hình thích hợp cho việc đánh giá và dự báo khai thác. Thực tế cho thấy kiểu mô hình một độ rỗng không thể phản ánh được động thái khai thác của các đối tượng móng nứt nẻ, đặc biệt là trong vấn đề mô phỏng độ ngập nước và dự báo. Do vậy kiểu mô hình độ rỗng kép đã được lựa chọn cho việc mô phỏng động thái khai thác trong thân dầu móng nứt nẻ của mỏ CNV. Bài báo này trình bày phương pháp và quy trình cho việc xây dựng mô hình độ rỗng kép cho việc mô phỏng dòng chảy trong đối tượng móng nứt nẻ mỏ Cá Ngừ Vàng.

Trích dẫn
Nguyễn Hải An, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Thế Vinh, Lê Xuân Lân, Nguyễn Bảo Trung, Lê Huy Hoàng và Lê Mạnh Cường, 2015. Xây dựng mô hình độ rỗng kép cho thân dầu móng nứt nẻ mỏ cá ngừ vàng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 49.