ĐỘ TINH KHIẾT CỦA VÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CỦA PYRIT: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM HÓA LÝ VÀ NGUỒN GỐC QUẶNG VÀNG ME XI, VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=307
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội;
    2 Trung tâm nghiên cứu Địa chất - Mỏ, CODES, Đại học Tasmania, Australia

  • Nhận bài: 11-03-2015
  • Sửa xong: 11-04-2015
  • Chấp nhận: 30-04-2015
  • Ngày đăng: 30-04-2015
Lượt xem: 2150
Lượt tải: 409
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 40
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo giới thiệu những kết quả nghiên cứu địa hóa vàng và pyrit ở tụ khoáng vàng Me Xi, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Bằng các phương pháp phân tích khác nhau, kết quả phân tích microzon các hạt vàng tự sinh cho độ tinh khiết của vàng cao (~845), phản ánh vàng ở đây được di chuyển trong dung dịch chủ yếu bằng phức clorua trong môi trường nhiệt độ cao (>300 oC) đặc trưng cho nguồn gốc magma của dung dịch mang quặng. Trong khi đó, độ tinh khiết tương đối của vàng được tính toán từ kết quả phân tích nung luyện mẫu cục biến đổi trong phạm vi rộng, từ 268 đến 953, đa số (~75%) từ 800 đến 900. Các giá trị trung bình-thấp (<~750 ) của độ tinh khiết tương đối của vàng cho thấy vàng còn được hòa tan trong dung dịch nhiệt dịch bằng phức bisulphua và lắng đọng ở điều kiện nhiệt độ trung bình thấp (<~300 oC). Kết quả phân tích LA ICP-MS địa hóa pyrit trong các mạch thạch anh-sulphua-vàng cho hàm lượng cao các kim loại As, Sb, Ag, Pb, Cu, Bi, Ni ở phần riềm của pyrit 2 (Py2B). Đây là các kim loại có độ hòa tan thấp trong môi trường giàu vật chất hữu cơ và chúng có thể được huy động từ các tập đá trầm tích màu đen ở Me Xi vào dung dịch nhiệt dịch thông qua quá trình di chuyển của dung dịch nhiệt dịch hoặc quá trình tuần hoàn của dung dịch có nguồn nước khí quyển ở dưới sâu, tạo nên pyrit có hàm lượng cao Ni-Cu-As-Ag-Sb-Pb-Bi. Mặc dù độ tập trung của vàng trong pyrit rất thấp (hầu hết <1ppm) nhưng nó tỷ lệ thuận với hàm lượng của các kim loại Ni, Cu, As, Ag, Sb, Pb, Bi, trong pyrit 2B. Kết quả này ứng với mô hình tạo quặng trong đó một lượng nhỏ Au được làm giàu trong pha muộn của giai đoạn quặng hóa vàng ở Me Xi.

Trích dẫn
Lê Xuân Trường, Trần Thanh Hải, Nguyễn Quang Luật, Khin Zaw và Abhisit Salam, 2015. ĐỘ TINH KHIẾT CỦA VÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CỦA PYRIT: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM HÓA LÝ VÀ NGUỒN GỐC QUẶNG VÀNG ME XI, VĨNH LINH, QUẢNG TRỊ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 50.

Các bài báo khác