SỰ HÌNH THÀNH VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ NƯỚC KARST Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=304
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
    2 Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, Vĩnh Phúc

  • Nhận bài: 19-03-2015
  • Sửa xong: 16-04-2015
  • Chấp nhận: 30-04-2015
  • Ngày đăng: 30-04-2015
Lượt xem: 2129
Lượt tải: 522
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 51
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn, địa hình, địa mạo và khí tượng thủy văn; bài báo trình bày các đặc điểm về sự hình thành, quy luật phân bố karst và nước ngầm karst vùng Đông bắc Việt Nam. Đặc điểm và điều kiện hình thành karst vùng nghiên cứu gồm các điều kiện chính như: sự có mặt đá hòa tan, khe nứt, nước và sự vận động của nước; kết hợp với các điều kiện khí hậu thuận lợi cho quá trình hình thành và phát triển karst. Qua các đặc điểm tàng trữ, vận động, động thái, thành phần hóa học nước trong các thành tạo cacbonat và trên cơ sở kết quả nghiên cứu đặc điểm địa hình địa mạo, cấu trúc địa chất, các tác giả đã phân chia nước ngầm karst vùng Đông bắc thành 6 vùng. Nước ngầm karst vùng Đông bắc Việt Nam có trữ lượng khai thác tiềm năng tương đối lớn (khoảng 10.271.210 m3/ngày), nhưng phân bố không đồng đều. Loại hình hóa học của nước ngầm chủ yếu liên quan đến quá trình hòa tan, rửa lũa các đá, nguồn cấp là nước mưa, nước mặt, miền thoát là các mạng xâm thực địa phương.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Lâm, Hoàng Văn Hoan và Hà Chu Hạ Long, 2015. SỰ HÌNH THÀNH VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ NƯỚC KARST Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 50.

Các bài báo khác