ĐẶC ĐIỂM QUẶNG SẮT MỎ BẢN PHẮNG, BẮC KẠN VÀ KHẢ NĂNG TUYỂN, SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP LUYỆN GANG, THÉP

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=302
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 11-03-2015
  • Sửa xong: 10-04-2015
  • Chấp nhận: 30-04-2015
  • Ngày đăng: 30-04-2015
Lượt xem: 1779
Lượt tải: 606
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 60
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Mỏ quặng sắt Bản Phắng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã được đoàn Địa chất 8 tiến hành tìm kiếm, thăm dò từ những năm 1960. Theo các kết quả đã nghiên cứu cho thấy quặng sắt mỏ Bản Phắng khá đa dạng bao gồm cả quặng oxyt và quặng siderit, trong đó quặng oxyt gồm cả quặng eluvi-deluvi và quặng gốc. Sự đa dạng của các kiểu quặng với sự thay đổi mạnh về hàm lượng sắt và thành phần vật chất của quặng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác thăm dò, khai thác, đặc biệt là công nghệ tuyển quặng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng sắt trong quặng oxyt thay đổi từ 40% đến 57,07%; hàm lượng sắt trong quặng siderit thay đổi từ 24,95% đến 39,78%. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, bài báo trình bày về đặc điểm địa chất, thành phần vật chất và tiềm năng tài nguyên, trữ lượng quặng sắt mỏ Bản Phắng; đồng thời đề xuất công nghệ tuyển quặng sắt bằng phương pháp“từ hóa nung chậm” qua nhiều công đoạn cho phép có thể tuyển quặng oxyt đạt hàm lượng tinh quặng sắt là 63,12% TFe với mức thực thu là 75,05%. Quặng siderit sau tuyển đạt được hàm lượng tinh quặng sắt là 63,5% TFe với mức thực thu là 68,53%, hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu chất lượng cho công nghiệp luyện gang, thép. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho phép khai thác và sử dụng triệt để tài nguyên, trữ lượng quặng siderit nhằm nâng cao giá trị kinh tế của mỏ.

Trích dẫn
Nguyễn Tiến Dũng, 2015. ĐẶC ĐIỂM QUẶNG SẮT MỎ BẢN PHẮNG, BẮC KẠN VÀ KHẢ NĂNG TUYỂN, SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP LUYỆN GANG, THÉP, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 50.