MẶT CẮT TRẦM TÍCH CHỨA PHUN TRÀO HỆ TẦNG SÔNG ĐÀ VÀ SỰ CẦN THIẾT HIỆU ĐÍNH TRÊN CÁC BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT KHU VỰC TÂY BẮC
- Tác giả: Lê Tiến Dũng 1, Hà Thành Như 1, Phạm Thị Vân Anh 1, Nguyễn Hữu Trọng 1, Nguyễn Thị Ly Ly 2, Vũ Đức Hiệp 3
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
2 Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản;
3 Công ty Tư vấn Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
- Nhận bài: 15-02-2015
- Sửa xong: 16-04-2015
- Chấp nhận: 30-04-2015
- Ngày đăng: 30-04-2015
- Lĩnh vực: Địa chất - Khoáng sản
Tóm tắt:
Trên mặt cắt dọc Sông Đà đoạn từ Pắc Ma đến biên giới Việt Trung, trong không gian phân bố của hệ tầng Sông Đà khoảng tuổi Paleozoi muộn, các thành tạo phun trào phân bố độc lập, không có cấu tạo phân tầng xen kẽ với các đá trầm tích. Các khối đá phun trào thành phần andesit, cuội tuf andesit, riolit cùng với các khối xâm nhập diorit, granodiorit, granit xuyên cắt và gây biến chất các đá trầm tích hệ tầng Sông Đà. Để phù hợp với Quy chuẩn Địa tầng Việt Nam cũng như Quy phạm đo vẽ Bản đồ địa chất, các tác giả đề nghị sử dụng phiên hiệu Phức hệ Sông Đà để mô tả cho các thành tạo magma phun trào được tách ra từ hệ tầng Sông Đà. Việc tách riêng các thành tạo magma phun trào trên các bản đồ thành các thể địa chất độc lập được nêu ra trong bài báo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tính thực tiễn của các bản đồ Địa chất.
Các bài báo khác