NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CẤU TẠO CHOÒNG 3 CHÓP XOAY ĐƯỜNG KÍNH NHỎ KHOAN ĐÁ MÓNG NỨT NẺ MỎ BẠCH HỔ

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=299
  • Cơ quan:

    1 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
    2 Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro;
    3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 04-03-2015
  • Sửa xong: 18-04-2015
  • Chấp nhận: 30-04-2015
  • Ngày đăng: 30-04-2015
Lượt xem: 1916
Lượt tải: 516
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 51
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Qua các số liệu thực tế cho thấy, các choòng đường kính nhỏ 4 ½” khi khoan trong đá móng mỏ Bạch Hổ thường cho tốc độ cơ học thấp, số mét khoan trên mỗi choòng ngắn, choòng bị bể răng, mòn răng, rớt chóp... dẫn đến thời gian thi công kéo dài. Bằng việc phân tích số liệu thống kê về thực trạng sử dụng choòng 3 chóp xoay đường kính nhỏ khoan trong đá móng nứt nẻ, tính chất cơ lý của đá móng như độ cứng, độ mài mòn, kết hợp với các nghiên cứu đánh giá về cấu tạo của choòng, nguyên lý phá hủy đất đá của choòng nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp cải tạo nâng cao hiệu suất làm việc và tăng độ bền của choòng khoan bằng cách giảm xung lực va đập của choòng với một loạt các giải pháp công nghệ - kỹ thuật, bao gồm: Chuyển code IADC của choòng; Tăng số lượng răng trên cùng tiết diện; Bố trí răng để chống nhai lại; Phủ phần hợp kim bên hông của choòng; Sử dụng gioăng làm kín với công nghệ HARD.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Khương, Trần Xuân Đào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Thế Vinh và Trần Hữu Kiên, 2015. NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CẤU TẠO CHOÒNG 3 CHÓP XOAY ĐƯỜNG KÍNH NHỎ KHOAN ĐÁ MÓNG NỨT NẺ MỎ BẠCH HỔ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 50.

Các bài báo khác