Nghiên cứu khả năng sử dụng ma trận cơ sở trong việc xác định đường epipolar phục vụ tự động tìm điểm cùng tên trên cặp ảnh lập thể

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=288
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 19-06-2014
  • Sửa xong: 16-07-2014
  • Chấp nhận: 30-07-2014
  • Ngày đăng: 30-07-2014
Lượt xem: 1636
Lượt tải: 392
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 39
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hình học epipolar (epipolar geometry) là quan hệ hình học của hai mặt phẳng ảnh trong cặp ảnh lập thể. Nó độc lập với cấu trúc ảnh và chỉ phụ thuộc vào yếu tố định hướng trong và các yếu tố định hướng ngoài. Trong công nghệ đo ảnh, đặc biệt là khâu tự động tìm điểm ảnh cùng tên trên cặp ảnh lập thể; các yếu tố hình học epipolar đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Thuật toán tự động tìm điểm cùng tên được áp dụng trên các phần mềm đo ảnh hiện nay đều dựa trên cơ sở lý thuyết về hình học epipolar. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại yêu cầu các thông số đầu vào là các yếu tố định hướng của máy chụp ảnh, do vậy nó còn tồn tại những hạn chế nhất định. Bài báo này giới thiệu khả năng sử dụng ma trận cơ sở F (Fundamental matrix) phục vụ xác định đường epipolar mà không cần sử dụng các yếu tố định hướng của máy chụp ảnh. Nội dung nghiên cứu bao gồm, nghiên cứu cơ sở lý thuyết của phương pháp xây dựng ma trận cơ sở, phương pháp giải ma trận cơ sở, phương pháp xác định đường epipolar trên cặp ảnh lập thể dựa trên ma trận cơ sở và thực nghiệm lập chương trình xác định đường epipolar trên cặp ảnh lập thể sử dụng ma trận cơ sở trên cơ sở ngôn ngữ lập trình Matlab. Kết quả cho thấy khả năng và tầm quan trọng của việc áp dụng ma trận cơ sở trong công nghệ đo ảnh

Trích dẫn
Nguyễn Bá Duy, 2014. Nghiên cứu khả năng sử dụng ma trận cơ sở trong việc xác định đường epipolar phục vụ tự động tìm điểm cùng tên trên cặp ảnh lập thể, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 47.

Các bài báo khác