Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên đá hoa khu vực lục yên, tỉnh yên bái

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=280
  • Cơ quan:

    1 Ban Kinh tế Trung ương;
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
    3 Công ty CP Tư vấn triển khai CN Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 17-06-2014
  • Sửa xong: 15-07-2014
  • Chấp nhận: 30-07-2014
  • Ngày đăng: 30-07-2014
Lượt xem: 1562
Lượt tải: 513
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 51
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khu vực Lục Yên, tỉnh Yên Bái được đánh giá là khu vực có tiềm năng khá lớn về đá hoa làm ốp lát và sản xuất bột carbonat calci. Việc nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên đá hoa trong khu vực không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn trong công tác quản lý và định hướng quy hoạch hoạt động khoáng sản và góp phần nâng cao giá trị kinh tế mỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Giá trị thu hồi đá hoa ở Lục Yên là khá lớn và chịu chi phối bởi thị trường tiêu thụ và lĩnh vực sử dụng. Hiệu quả kinh tế xí nghiệp khai thác phụ thuộc vào tỷ lệ thu hồi đá khối và đá sản xuất bột carbonat calci mịn và siêu mịn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. - Để mở rộng không gian sử dụng và lợi thế kinh tế của đá hoa cần phải đầu tư phát triển công nghệ gia công và chế biến sâu. Cần sử dụng tổng hợp đá hoa cho các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, từ sản xuất đá khối làm ốp lát, mỹ nghệ, chế biến bột carbonat calci, xi măng đến đá hộc, đá dăm để nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng. - Để nâng cao giá trị kinh tế mỏ kết hợp bảo vệ tài nguyên với bảo vệ môi trường, cần phải có quy hoạch công tác điều tra thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý đá hoa trong khu vực giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến 2030

Trích dẫn
Nguyễn Xuân Ân, Nguyễn Phương và Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014. Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên đá hoa khu vực lục yên, tỉnh yên bái, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 47.