Nghiên cứu xây dựng mô hình địa cơ dự báo hiện tượng phá hủy, dịch chuyển và biến dạng trong khai thác than vùng quảng ninh

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=268
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 14-06-2013
  • Sửa xong: 18-07-2013
  • Chấp nhận: 30-07-2013
  • Ngày đăng: 30-07-2013
Lượt xem: 1778
Lượt tải: 390
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 38
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Cho đến nay, dự báo vùng phá hủy và lún sụt, một loại tai biến địa chất phổ biến trong khai thác hầm lò, được triển khai theo hai cách là thực nghiệm và khảo sát hiện tượng. Các lý thuyết mang tính thực nghiệm dựa trên cơ ở quan trắc và các kinh nghiệm từ nghiên cứu phá hủy và lún sụt tại hiện trường. Một số mô hình thực nghiệm hay giải tích được kiểm chứng là đủ tin cậy để dự báo phá hủy và lún sụt, chí ít là cho một vùng xác định. Nhiều mô hình được áp dụng có hiệu quả tại các nước khác nhau, đặc biệt là ở châu Âu. Khảo sát hiện tượng dựa theo các nguyên tắc của mô hình vật liệu tương đương với các địa tầng phá hủy và lún sụt được miêu tả toán học là các vật liệu lý tưởng, tuân theo các định luật của cơ học môi trường liên tục. Nhưng phương pháp mô hình hóa bằng vật liệu tương đương đến nay có ít hiệu quả, cơ bản là do khó miêu tả được các đặc điểm địa chất phức tạp của địa tầng, đòi hỏi chi phí và thời gian. Bái viết tổng hợp giới thiệu một số mô hình giải tích và các kết quả nghiên cứu sử dụng các công cụ số. Các kết quả nhận được từ các mô hình số cho thấy rõ tính ưu việt của các phương pháp số

Trích dẫn
Nguyễn Quang Phích và Phạm Văn Chung, 2013. Nghiên cứu xây dựng mô hình địa cơ dự báo hiện tượng phá hủy, dịch chuyển và biến dạng trong khai thác than vùng quảng ninh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 43.

Các bài báo khác