Một số phương pháp địa tin học trong đánh giá tài nguyên khoáng, ứng dụng cho khoáng sản vàng gốc khu vực phước sơn, huyện phước sơn, tỉnh quảng nam

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=263
  • Cơ quan:

    1 Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản;
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 23-05-2013
  • Sửa xong: 19-07-2013
  • Chấp nhận: 30-07-2013
  • Ngày đăng: 30-07-2013
Lượt xem: 1932
Lượt tải: 493
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 47
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Địa tin học ứng dụng chưa nhiều ở Việt Nam. Bài báo giới thiệu kết quả bước đầu ứng dụng một số phương pháp địa tin học (viễn thám, hệ thông tin địa lý và mô hình số) trong đánh giá tài nguyên khoáng, ứng dụng cho khu vực Phước Sơn, Quảng Nam, nơi khá đặc trưng về vàng gốc của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu, ngoài có được bộ cơ sở dữ liệu số (cả trong môi trường hệ thông tin địa lý), đã hỗ trợ rất tốt trong phân vùng triển vọng về vàng gốc. Trong vùng, với 100km2, các tác giả đã phân được ba mức triển vọng: Rất triển vọng (Khu Bãi Đất, Bãi Gõ); Triển vọng (Bãi Chuối, Bãi Gió, Trà Long-Suối Cây, K7, Bơ và Chưa rõ triển vọng (khu Bãi Bướm, Vàng Nhẹ) Kết quả nghiên cứu còn xây dựng các mô hình số giúp nhận thức khách quan không gian chứa quặng, không thể thiếu để đánh giá tài nguyên trữ lượng vàng hiệu quả hơn

Trích dẫn
Lê Văn Lượng, Đỗ Văn Định và Trương Xuân Luận, 2013. Một số phương pháp địa tin học trong đánh giá tài nguyên khoáng, ứng dụng cho khoáng sản vàng gốc khu vực phước sơn, huyện phước sơn, tỉnh quảng nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 43.

Các bài báo khác