Một số kết quả bước đầu nghiên cứu vật liệu xây dựng tự nhiên vùng ven biển đông bắc việt nam

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=262
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
    2 Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản

  • Nhận bài: 12-06-2013
  • Sửa xong: 19-07-2013
  • Chấp nhận: 30-07-2013
  • Ngày đăng: 30-07-2013
Lượt xem: 1626
Lượt tải: 489
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 48
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Là quốc gia ven biển, Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3300km. Trong trường hợp mực nước biển dâng cao 0,85m các mỏ vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên (VLXDKTN) ở vùng ven biển hoàn toàn bị ngập, thì phải huy động VLXDKTN từ những vùng cao hơn, xa hơn trong phạm vi của 5 tỉnh ven biển Bắc Bộ. Bước đầu đã làm sáng tỏ phạm vi phân bố, đặc điểm chất lượng, trữ lượng một số loại VLXDKTN tại vùng nghiên cứu. Để có những con đê kiên cố, vững chắc không những dùng xi măng, beton mà còn sử dụng VLXDKTN sẵn có như đất loại sét, cát cuội, sỏi và đá đáp ứng tại chỗ cho xây dựng các công trình ven biển. Bước đầu đã điều tra khảo sát vật liệu đắp nhằm xác định chất lượng, trữ lượng, vị trí các mỏ vật liệu thiên nhiên trên toàn vùng. VLXDKTN góp phần giải pháp kĩ thuật công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đê biển, tôn cao các tuyến đê, kè sông, kè biển. Do đê biển có khối lượng đất đắp lớn, vì vậy các mỏ vật liệu đất chủ yếu trong phạm vi lân cận công trình, phạm vi khảo sát không nên xa quá trên 5 km. VLXDKTN phải thỏa mãn các tính chất cơ- lý. Đối với đê đắp bằng á sét có hàm lượng sét 15%÷30%, chỉ số dẻo đạt 10÷20, không chứa tạp chất. Chênh lệch cho phép giữa độ ẩm của đất đắp và độ ẩm nước tối ưu không vượt quá ±3%. Các loại vật liệu rời như cát, đá sỏi, sạn, đá dăm và đá khai thác tại gần vị trí công trình để có thể dùng làm các lớp gia tải hoặc khối gia tải hạ lưu (phản áp) để tăng cường ổn định cho đê.

Trích dẫn
Trần Bỉnh Chư, Ngô Xuân Đắc, Vũ Thị Thảo Linh, Hoàng Thị Thoa và Lê Thị Thu, 2013. Một số kết quả bước đầu nghiên cứu vật liệu xây dựng tự nhiên vùng ven biển đông bắc việt nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 43.

Các bài báo khác