Xây dựng mô hình mô phỏng cho đối tượng miocen hạ, mỏ bạch hổ và các dự báo khai thác

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=261
  • Cơ quan:

    1 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
    3 Viện Dầu khí Việt Nam

  • Nhận bài: 12-06-2013
  • Sửa xong: 13-07-2013
  • Chấp nhận: 30-07-2013
  • Ngày đăng: 30-07-2013
Lượt xem: 2220
Lượt tải: 491
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 48
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Tầng Miocen hạ có cấu trúc khá phức tạp và là một trong những thân dầu khai thác chính của mỏ Bạch Hổ. Tuy nhiên, kết quả khai thác tầng Miocen hạ mỏ Bạch Hổ cho thấy vỉa đang trong giai đoạn khai thác cuối cùng, số lượng giếng khai thác đã khoan xong hoàn toàn và độ ngập nước trung bình toàn đối tượng là 71%. Lượng dầu còn lại trong vỉa là rất lớn, do đó cần phải triển khai ngay việc nghiên cứu, áp dụng các phương pháp tối ưu hoá khai thác để tận thu nguồn tài nguyên này. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu mô hình mô phỏng thân dầu Miocen hạ, mỏ Bạch Hổ và phân tích những đặc trưng năng lượng vỉa cũng như tái lập lịch sử khai thác của thân dầu trên. Kết quả này sẽ giúp chúng ta đưa ra các dự báo khai thác cho đối tượng Miocen hạ cho đến hết đời mỏ, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh và tối ưu hoá quá trình thiết kế, khai thác có hiệu quả đối tượng cát kết Miocen hạ, mỏ Bạch Hổ

Trích dẫn
Phạm Đức Thắng, Nguyễn Văn Minh, Trần Đình Kiên, Cao Ngọc Lâm, Nguyễn Thế Vinh và Hoàng Linh Lan, 2013. Xây dựng mô hình mô phỏng cho đối tượng miocen hạ, mỏ bạch hổ và các dự báo khai thác, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 43.

Các bài báo khác