Đặc điểm sức kháng cắt của đất loại sét yếu amq22-3 phân bố ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long

https://tapchi.humg.edu.vn/vi/archives?article=246
  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Nhận bài: 24-02-2013
  • Sửa xong: 20-04-2013
  • Chấp nhận: 30-04-2013
  • Ngày đăng: 30-04-2013
Lượt xem: 1934
Lượt tải: 495
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 49
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm sức kháng cắt của đất loại sét yếu amQ22-3 phân bố ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long bằng các sơ đồ, thiết bị thí nghiệm khác nhau. Khi cắt không thoát nước, theo thứ tự từ các thí nghiệm nén ba trục UU, nén đơn trục, cắt cánh hiện trường, đối với bùn sét, sức kháng cắt lần lượt: 10,3 đến 15,1 kPa; 9,6 đến 19,3 kPa và từ 12,7 đến 21 kPa; đối với bùn sét pha, sức kháng cắt lần lượt: 10,2 đến 20 kPa; 15,6 đến 20,5 kPa và 23,4 đến 25,3 kPa. Sức kháng cắt không thoát nước biến đổi theo quy luật: giảm khi giới hạn chảy tăng và độ chặt giảm. Ban đầu, khi hàm lượng muối tăng đến 1,478% thì sức kháng cắt giảm sau đó hàm lượng muối tăng thì sức kháng cắt tăng. Khi cắt trên máy nén 3 trục, sơ đồ CU, với đất bùn sét: Giá trị góc ma sát trong hữu hiệu (’) thay đổi từ 19026’ đến 24000’, lực dính hữu hiệu C’ thay đổi từ 9,1 đến 15,6kPa; với đất bùn sét pha, ’ thay đổi từ 24027’ đến 31048’, C’ thay đổi 5,6 đến 14,5 kPa. Khi hàm lượng hạt sét tăng, chỉ số dẻo tăng thì lực dính kết hữu hiệu tăng, góc ma sát trong hữu hiệu giảm.

Trích dẫn
Đỗ Minh Toàn và Nguyễn Thị Nụ, 2013. Đặc điểm sức kháng cắt của đất loại sét yếu amq22-3 phân bố ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 42.

Các bài báo khác