Nghiên cứu tái chế chất xúc tác thải bỏ từ phân xưởng reforming của nhà máy lọc dầu dung quất và định hướng cho quá trình xử lý khí thải cacbon monooxit (co)
- Tác giả: Đoàn Văn Huấn 1, Phạm Xuân Núi 1, Lương Văn Sơn 1
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- Nhận bài: 05-03-2013
- Sửa xong: 19-04-2013
- Chấp nhận: 30-04-2013
- Ngày đăng: 30-04-2013
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Xúc tác sau một thời gian sử dụng sẽ mất hoạt tính và được coi như là một loại phế thải cần được loại bỏ. Điều này gây lãng phí về kinh tế, ảnh hưởng tới môi trường và đi ngược lại với xu hướng phát triển bền vững của ngành công nghiệp hóa chất hiện nay. Trong nghiên cứu này, xúc tác của quá trình Reforming từ nhà máy lọc dầu Dung Quất được nghiên cứu để tái sử dụng lại. Xúc tác thải sau khi đốt cốc được hòa tan với nước cường toan để tách Platin và thu hồi lại chất mang γ -Al2O3. Xúc tác 2 chức năng mới (Pt-CuO/ γ -Al2O3) được tổng hợp dựa trên cơ sở của xúc tác thải bằng phương pháp đồng kết tủa sẽ được thử hoạt tính cho phản ứng xử lý khí CO. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) để xác định cấu trúc của xúc tác, phương pháp phổ tán sắc năng lượng EDX để xác định hàm lượng các kim loại trong mẫu rắn, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để xác định hàm lượng kim loại trong dung dịch, phương pháp BET để xác định diện tích bề mặt của xúc tác sau khi tổng hợp được. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lượng Platin thu được nhiều nhất ở điều kiện tiến hành phản ứng tại 75 oC trong 5 giờ; dung môi được sử dụng là Aliquat 336; xúc tác với hàm lượng 20% CuO, 2% Platin trên chất mang γ -Al2O3 có hoạt tính tốt khi xử lý CO trong khí thải
Các bài báo khác