Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về quặng hóa vàng vùng kim sơn, nghệ an
- Tác giả: Đổng Văn Giáp 1, Nguyễn Văn Nguyên 1, Bùi Viết Sáng 1
Cơ quan:
1 Liên đoàn Intergeo
- Nhận bài: 10-03-2014
- Sửa xong: 12-04-2014
- Chấp nhận: 30-04-2014
- Ngày đăng: 30-04-2014
- Lĩnh vực: Địa chất - Khoáng sản
Tóm tắt:
Vùng nghiên cứu nằm ở phía Tây Nam khối nâng Bù Khạng, là một phần nhỏ thuộc đới cấu trúc Sông Cả, hệ uốn nếp Tây Việt Nam (theo Dovjikov A.E, 1965) [6]. Đới cấu trúc Sông Cả có ranh giới phía Bắc tiếp giáp với đới Phu Hoạt là đứt gãy lớn Bản Chiềng - Bản Cuôn. Bình đồ kiến trúc hiện tại của đới là một phức nếp lõm có phương trục uốn nếp Tây Bắc - Đông Nam. Hệ thống đứt gãy chủ đạo chi phối bình đồ kiến trúc chung của đới là hệ thống phương Tây Bắc - Đông Nam trùng với phương cấu trúc chung. Trong diện tích của đới có mặt các phức hệ thạch kiến tạo: phức hệ Paleozoi hạ - trung, phức hệ Paleozoi thượng, phức hệ Mesozoi hạ và phức hệ Mesozoi thượng. Trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản, các nhà địa chất thuộc Liên đoàn Intergeo đã phát hiện được nhiều khu chứa quặng vàng khác nhau: Bản Tang - Na Quya, Huổi Cọ,... bước đầu đã sơ bộ đánh giá các đới quặng vàng trong vùng. Quặng hóa trong vùng có thành phần khoáng vật chủ yếu là: pyrit, chalcopyrit, magnetit, galenit, sphalerit, arsenopyrit, vàng tự sinh; khoáng vật phi quặng chủ yếu là: thạch anh, calcit, sericit; thứ sinh có goethit, covelin, bornit, anglerit, leucocen. Các kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy: quặng hóa vàng vùng Kim Sơn, Nghệ An có nguồn gốc nhiệt dịch, với các hiện tượng biến đổi chủ yếu như: thạch anh hóa, sericit hóa, chlorit hóa, calcit hóa, epidot hóa.
Các bài báo khác