Giải pháp làm yếu vách cứng sơ bộ phục vụ phá hỏa theo tiến độ cho lò chợ M6 CĐ-2 mức -190/-130 công ty than Mông Dương

Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
2 Nhóm nghiên cứu: Phát triển bền vững khoa học công nghệ mỏ và môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Đá vách, Ép nước, Lò chân Lò đầu Vì chống.
- Nhận bài: 20-09-2024
- Sửa xong: 26-12-2024
- Chấp nhận: 09-01-2025
- Ngày đăng: 01-02-2025
- Lĩnh vực: Mỏ
Tóm tắt:
Lò chợ M6 CĐ-2 mức -190/-130 là một trong những khu vực khai thác có nhiều đoạn không phá hỏa như thiết kế, để lộ khoảng trống khai thác lớn. Áp lực mỏ dồn từ khu vực phá hỏa lên lò chợ gây ra hiện tượng lở gương, tụt nóc cục bộ, gây cản trở trong việc di chuyển giá, ... Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến sản xuất lò chợ, công ty đã lập biện pháp và thực hiện khoan các lỗ khoan <2,5 m phía sau đuôi giá để khoan nổ mìn cưỡng bức hạ vách. Việc cắt vách treo cứng có thể làm giảm áp lực tác động và tạo ra sự phân bố lại ứng suất trên bề mặt khu vực lò chợ, giảm nguy cơ mất an toàn. Tuy nhiên, dù khối lượng mét khoan lớn nhưng không đạt được hiệu quả hạ vách như mong muốn. Bước sập đổ đá vách thường kỳ là 14,57 m tạo ra khoảng trống khai thác lớn tiềm ẩn những nguy cơ sập đổ đột ngột, mất kiểm soát sẽ gây ra mất an toàn lao động, có thể tạo ra “cú đập vách” rất nguy hiểm. Bài viết trên cơ sở phân tích các quy luật sập đổ đá vách, tính toán bước sập đổ tự nhiên làm cơ sở để chuyển tải trọng từ lớp đá bên trên xuống lớp bên dưới, phân bố lại áp lực mỏ, giải phóng năng lượng đàn hồi lưu trữ từ lớp vách treo bằng phương pháp cắt vách dọc theo các mặt phẳng thiết kế. Phương án sử dụng làm yếu vách là nước có áp làm thay đổi đặc tính cơ học đá, định hướng lại điểm gãy cưỡng bức, đảm bảo an toàn khai thác mỏ. Kết quả nghiên cứu đã thiết lập các lỗ khoan ép nước tại vị trí giáp hông-nóc lò dọc vỉa thông gió, dọc vỉa vận tải, khoảng cách các lỗ khoan từ 12÷15 m, áp lực nước cần thiết là 931,09 kG/cm2 thì đạt được hiệu quả đưa bước phá hỏa thường kỳ về 1,6 m theo thiết kế.

Công ty CP Than Mông Dương - Vinacomin. (2023). Báo cáo tổng kết hoạt động khai thác mỏ Công ty cổ phần than Mông Dương năm 2023.
Đỗ, M. P. and Vũ, Đ. T (2008). Áp lực mỏ hầm lò. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
Du, F. and Wang, K. (2019). Unstable failure of gas-bearing coal-rock combination bodies: insights from physical experiments and numerical simulations. Process Safety and Environmental Protection, 129, 264–279.
Du, F., Wang, K., Zhang, X., Xin, C., Shu, L. and Wang, G. (2020). Experimental study of coal-gas outburst: insights from coal- rock structure, gas pressure and adsorptivity. Natural Resources Research, 29(4), 2481–2493.
Haiming, P., Zhenbin, P., Jintian, H., Weigang, A. and Tiexiong, L. (2002). Research on lithological similar materials. Guangdong. Journal Civil Engineering and Architecture, 12(12).
Jiang, F., Liu, Y. and Yang, W. (2017). Relationship between rock burst and the three zone structure loading model in Yuncheng coal mine. Journal of Mining and Safety Engineering, 34(03), 405-410.
Lê, T. D. and Vũ, T. T. (2023). Áp lực mỏ và ổn định lò chợ trong công nghệ khai thác cơ giới hóa hạ trần thu hồi than nóc. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
Li, G., Zhang. Z., Xie, J., Dou, L., He J. and Cao, A. (2015). Rock burst prevention methods based on theory of dynamic and static combined load induced in coal mine. Journal of China Coal Society, 40(07), 1469-1476.
Li, S., Gao, M., Yang. X., Zhang, R., Li R. and Zhang, Z. (2018). Numerical simulation of spatial distributions of mining-induced stress and fracture fields for three coal mining layouts. Journal of Rock Mechanics and GeotechnicalEngineering, 10(5), 907-913.
Li, X., Liu, Y., Ren, X., Wu, X., and Zhou., C (2023). Roof breaking characteristics and mining pressure apprearance laws in close distance coal seams. Energy Exploration and Exploitation. 41(2), 728-744.
Ma, J., Hong, X., Tian, F. and Guo, H. (2022). A control method for hydraulic fracturing of the hard roof with long and short boreholes. Frontiers in Materials, DOI 10.3389/fmats.2022.1035 815.
Wang, S. G., Shen, Y. J. and Sun. Q. (2020). Scientific issues of coal detraction mining geological assurance and their technology expectations in ecologically fragile mining areas of Western China. Journal of Mining and Strata Control Engineering, 2(4), 43531.
Xu, X., Gao, Y., He, M., Fu, Q. and Wei, X. (2021). Study on Mining Pressure Control of Deep Coal Seam Based on Artificial Fault Technology. Reseach Square, https://doi.org/10.21203/rs.3.rs-333 799/v1.
Các bài báo khác