Đánh giá độ chính xác của áp suất đo được trên mặt sóng xung kích lan truyền trong môi trường nước của mô hình nổ thực nghiệm

  • Cơ quan:

    1 Viện Vũ khí, Hà Nội, Việt Nam
    2 Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 28-03-2024
  • Sửa xong: 24-07-2024
  • Chấp nhận: 20-08-2024
  • Ngày đăng: 01-10-2024
Trang: 31 - 40
Lượt xem: 356
Lượt tải: 9
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 1
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hiện nay, việc tính toán trị số áp suất trên bề mặt sóng xung kích nổ lan truyền trong môi trường nước được kế thừa từ các kết quả nghiên cứu của Nga và Mỹ tương ứng với các điều kiện chuẩn. Để có thể kế thừa và tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nổ dưới nước trong các điều kiện khác nhau của nước ta, cần phải nghiên cứu lựa chọn, đề xuất các thông số mô hình thí nghiệm phù hợp gồm: khối lượng thuốc nổ, chiều sâu đặt lượng nổ, chiều sâu đáy nước. Trên cơ sở phân tích lý thuyết thủy động lực học nổ trong môi trường nước, bài báo giới thiệu kết quả xây dựng mô hình nổ thực nghiệm, tính toán xác định các thông số điều kiện biên của mô hình thí nghiệm và thí nghiệm nổ trong môi trường nước. Sử dụng phương pháp đồng dạng tác dụng nổ để biểu thị áp suất tương đối theo khoảng cách tương đối và phương pháp bình phương tối thiểu trên phần mềm Excel để thiết lập qui luật thực nghiệm về phân bố áp suất cực đại trên bề mặt sóng xung kích theo khoảng cách. Kết quả nhận được qui luật suy giảm áp suất cực đại trên bề mặt sóng xung kích có hệ số mũ trùng và độ lệnh về biên độ dao động bằng -7,6% và -5,9% phù hợp với phương pháp tính của Nga và Mỹ. Kết quả nghiên cứu khẳng định mô hình thí nghiệm đề xuất có thể áp dụng để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm với mục đính khác nhau mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết.

Trích dẫn
Trần Đức Việt và Đàm Trọng Thắng, 2024. Đánh giá độ chính xác của áp suất đo được trên mặt sóng xung kích lan truyền trong môi trường nước của mô hình nổ thực nghiệm, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 65, kỳ 5, tr. 31-40.
Tài liệu tham khảo

Baum, Ph. A. and Orlenko, L. P. (2002). Physics of explosion - Volume 1. Moscow.

Bernard, L. M. and Shen, W. (1996). Water Waves Generated by Underwater Explosions. Defense Nuclear Agency Alexandria.

Borodzia, G. A. (1938). Explosive dredging of sandy rifts. Gostranstekhizdat, Moscow, 67p.

Chadwick, P., Cox, A. and Hopkins, G. (1966). Mechanics of deep underground explosions. "Mir", Moscow.

Cole, R. H. (1948). Underwater explosions. Princeton University Press.

Ma, L. D. and Chu, C. T. (1971). Design and execution of explosions with large masses. Beijing.

Galkin, V. V., Gilmanov, R. A. and Drogoveyko, I. Z. (1987). Blasting underwater. “Nedra” Moscow.

Hồ, S. G., Đàm, T. T., Lê, V. Q. and Hoàng, T. C. (2010). Nổ hóa học lý thuyết và thực tiễn. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 663 trang. 

Gorodilov, L. V. (1993). Study of the mechanical effect of the explosion of underwater overhead charges in soils and rocks. Novosibirisk.

Nguyễn, X. K. and Đàm, T. T. (2007). Xác định chỉ tiêu thuốc nổ khi nổ mìn phá tơi đá dưới nước bằng lượng nổ đặt trong môi trường đất đá. Tạp chí Nghiên cứu KHKT-CN quân sự, số 21/2007.

Kytuzov, B. N. (1983), Handbook of explosives. “Hedra” Moscow.

Kutuzov, B. N. (1990). Design of blasting operations in industry. “Nedra” Moscow.

Kutuzov, B. N. (1990). Laboratory work in the discipline “Destruction of rocks by explosion”. MGI, Moscow. 

Kutuzov, B. N. and Belin, V. A. (2012). Design and organization of blasting operations. Mining Book.

Vu, T. L., Dam, T. T. and Tran, D. V. (2023). Denoising the shockwave pressure signal of underwater explosion based on EMD-CEEMDAN in consideration of the signal curve curvature. Journal of Science and Technique - Section on Special Construction Engineering. Ha Noi, 02. https://doi.org/10.56651/lqdtu.jst.v6.n02.745.sce.

Tavrivov, V. M. (1949). Blasting dredging. Publishing house of the Ministry of River Fleet of the USSR, Moscow.

Đàm, T. T., Bùi, X. N. and Trần, Q. H. (2015). Nổ mìn trong ngành mỏ và công trình. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

Đàm, T. T. and Trần, Đ. V. (2021). Nghiên cứu ảnh hưởng của màn chắn bóng khí đến trường sóng nổ lan truyền trong môi trường nước. Tạp chí khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 62(5), Hà Nội. https://doi.org/ 10.46326/JMES.2021.62 (5).09.

Đàm, T. T., Nguyễn, H. H. and Phan, T. T. (2023). Công tác nổ - Lý thuyết cơ bản về nổ. NXB Quân đội nhân dân.

Tô, Đ. T. (2015). Nghiên cứu sự lan truyền của sóng nổ trong nước và tương tác của sóng nổ đối với chướng ngại công trình. Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội.

Sedov, L. I. (1954). Methods of similarity and dimension in mechanics. Publishing house GITL.

Vlasov, O. E. (1957). Basics of explosion action. VIA, Moscow.

Xalamakhin, T. M. (1967). A manual for solving problems on the theory of the mechanical action of an explosion. VIA Moscow Publishing House.

Zamyshlyaev, B. V. and Yakovlev, Yu. S. (1967), Dynamic Loads During an Underwater Explosion. Leningrad.

Các bài báo khác