Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp cấu trúc bề mặt đơn giản trong thiết kế cửa thăm bể lắng lamella

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội, Việt Nam
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 21-05-2024
  • Sửa xong: 13-08-2024
  • Chấp nhận: 21-09-2024
  • Ngày đăng: 01-10-2024
Trang: 109 - 118
Lượt xem: 189
Lượt tải: 6
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bể lắng được sử dụng khá phổ biến trong công nghệ xử lý nước thải, công nghệ tuyển. Khi sửa chữa cánh gạt bùn và vệ sinh nón cần phải tháo rời nón khỏi bể lắng. Do nón chứa bùn nằm ở đáy bể, có khối lượng và kích thước lớn nên việc tháo nón chứa bùn tương đối tốn nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, thiết kế cửa thăm tại nón chứa bùn sẽ giúp người thợ có thể vệ sinh nón chứa bùn cũng như sửa chữa cánh gạt bùn nhanh chóng. Khi nón chứa bùn là một khối có thành nón kín thì khả năng chịu tải trọng của bùn lên thành nón tốt. Tuy nhiên, khi mở cửa thăm, áp lực của bùn cô đặc có thể gây ra cửa thăm bị nứt và phồng ra phía ngoài gây phá hỏng nón chứa bùn. Để giải quyết vấn đề này, phương pháp cấu trúc mặt phẳng đơn giản (SSS) được nghiên cứu và ứng dụng cho thiết kế cửa thăm của bể lắng. Các phần tử SSS được hàn lên cửa thăm để tăng khả năng chịu lực cũng như giảm biến dạng. Bài báo phân tích biến dạng, ứng suất lên bề mặt nón với các phương án lắp đặt các phần tử SSS khác nhau bằng phần mềm mô phỏng kỹ thuật CAE để đánh giá, so sánh và lựa chọn phương án phù hợp nhất. Kết quả ứng dụng phương pháp SSS cho thấy hiệu quả và ảnh hưởng rõ ràng của các phần tử SSS trong việc giảm ứng suất và biến dạng của cửa thăm.

Trích dẫn
Nguyễn Đăng Tấn và Phạm Văn Luận, 2024. Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp cấu trúc bề mặt đơn giản trong thiết kế cửa thăm bể lắng lamella, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 65, kỳ 5, tr. 109-118.
Tài liệu tham khảo

Donald, E. M. (2011). Fundamentals of Automobile body structure design. SAE International, 470 pages.

Giuseppe, S.(2023). Cold-Gas Experiments on Advanced Nozzles in Subsonic Counter-Flows. Aerospace Europe Conference, 10th EUCASS.

Jason, C. B., John R., Stan, T. S.(2002). Motor Vehicle Structures: Concepts and Fundamentals. Butterworth-Heinemann, 302 pages.

Joaquín, S. L., Alfredo, J. B., Pablo, U. R. (2013). Lamella settling series: primary treatments. Universidade da coruña, 30 pages.

Nguyen, T. (1998). Thủy lực - Tập 1. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 180 trang.

Nguyen,D, T.,Tran, V. L. (2020). Ứng dụng phần mềm Creo Parametric để mô phỏng động học của giá thủy lực liên kết xích. Tạp chí công nghiệp mỏ, số 3, 51-57.

Pawlowski, J. (1969). Vehicle Body Engineering, Business Books. Publisher Business Books, 300 pages

Rommel, H. (2012). Basics in Minerals Processing. Metso Expect results, 348 pages.

Thomas, E. W. (2005). Clarifier design. McGraw-Hill, 716 pages.

Trinh, X. L. (2004). Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp . Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 522 trang.

Tran, V. L., Nguyen, D. T. (2023). Nghiên cứu va chạm của xe goòng sử dụng chở vật liệu nổ công nghiệp. Tạp chí công nghiệp mỏ, số 1, 25-29.

Các bài báo khác