Xây dựng chương trình ứng dụng cho hệ thống cảnh báo nguy cơ ngập lụt các vùng ven biển: Nghiên cứu thí điểm tại tỉnh Quảng Nam
- Tác giả: Nguyễn Gia Trọng 1,2, Bùi Ngọc Quý 3, Phạm Ngọc Quang 1,2, Nguyễn Văn Cương 2,4, Nguyễn Thanh Phương 5, Vũ Sơn Tùng 1,5*
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
2 Nhóm nghiên cứu Trắc địa cao cấp - môi trường (HUMG), Hà Nội, Việt Nam
3 Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
4 Cục Biển và Hải đảo, Hà Nội, Việt Nam
5 Công ty Cổ phần Tư vấn GeoPro, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Ngập lụt, Thiên tai, Ứng dụng điện thoại, Vùng ven biển, WebGIS.
- Nhận bài: 16-02-2024
- Sửa xong: 07-06-2024
- Chấp nhận: 22-08-2024
- Ngày đăng: 01-10-2024
Tóm tắt:
Ngập lụt là một trong những tai biến thiên nhiên phổ biến tại các khu vực ven biển của Việt Nam, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Việc xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng và công cụ hỗ trợ các hệ thống cảnh báo ngập lụt mạnh mẽ là điểm trọng yếu và cần thiết để tăng cường hiệu quả của các cảnh báo sớm. Một cơ chế cảnh báo tích hợp bao gồm các thành phần vật lý (như cảm biến và máy tính), ứng dụng phần mềm để xử lý và phân tích dữ liệu, cơ sở dữ liệu và các bên liên quan bao gồm các cơ quan chính phủ và cộng đồng địa phương. Trong số này, sự tham gia của cộng đồng là một khía cạnh quan trọng, giúp thu thập và phổ biến thông tin quan trọng cho các hệ thống cảnh báo trong các thảm họa tự nhiên. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc phát triển các hệ thống hỗ trợ và cảnh báo cho thảm họa tự nhiên tại Việt Nam, nhưng sự tham gia của cộng đồng vẫn chưa được chú ý nhiều trong kết quả của những nghiên cứu đó. Bài viết này trình bày các kết quả của việc phát triển các chương trình máy tính và ứng dụng di động dành cho dịch vụ cảnh báo ngập lụt tại các khu vực ven biển. Cụ thể, một bản đồ cảnh báo nguy cơ ngập lụt được tạo ra bằng cách sử dụng mô hình học sâu 1D-CNN được thử nghiệm tại tỉnh Quảng Nam. Ứng dụng di động thử nghiệm cho phép cộng đồng tham gia bằng cách cho họ cung cấp thông tin thời gian thực về tình hình ngập lụt, từ đó hệ thống phân tích, xử lý, cập nhật và tích hợp dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đã xây dựng để đưa ra các cảnh báo nguy cơ lụt lội cho khu vực nghiên cứu.
Bùi, T. L., Đinh, P. B., Cao, D. T., Lê, T. H., Đặng, T. L. L., Đỗ, P. L. (2011). Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm hỗ trợ công tác ứng phó lũ lụt tại Quảng Nam dựa trên công nghệ WebGIS. Hội thảo GIS toàn quốc, 213 - 222.
Changjun, L., Liang, G., Lei, Y., Shunfu, Z., Yanzeng, Z., Tianyu, S. (2018). A review of advances in China’s flash flood early-warning system, Natural Hazards, 92, 619 - 634.
Đoàn, Q. T., Phạm, T. N. (2022). Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ tích hợp dự báo lũ, cảnh báo ngập lụt cho 03 lưu vực sông: Thạch Hãn, Vu Gia-Thu Bồn và Trà Khúc-Sông Vệ, Tạp chí Khí tượng thủy văn, 736, 93 - 110.
Đỗ, T. T., Nguyễn, V. Đ. (2012). Thiết kế hệ thống quan trắc hình ảnh thời gian thực qua mạng di động 3G, Tạp chí Khoa học và công nghệ các trường đại học, số 89, 32 - 37.
Duminda, P., Ousmane, S., Jetal, A., Mohamed, R., Vladimir, S., Paulin, C., Hamid, M. (2019). Flood Early Warning Systems: A Review Of Benefits, Challenges And Prospects, United Nations University Institute for Water, Environment and Health (UNU-INWEH).
Duminda, P., Jetal, A., Ousmane, S., Riyanti, D. (2020). Identifying societal challenges in flood early warning systems, International Journal of Disaster Risk Reduction, https://doi.org/10. 1016/j.ijdrr.2020.101794.
Iswanto, S., Alfian, M., Nia, M. R., Adhianty, N., Jazaul, I., Dyah, M. (2021). IoT-based Lava Flood Early Warning System with Rainfall Intensity Monitoring and Disaster Communication Technology, Emerging Science Journal, DOI: http://dx.doi.org/10.28991/esj-2021-SP1-011.
Jayashree, S., Sarika, S., Solai, A. L., Soma, P. (2017). A novel approach for early flood warning using android and IoT, IEEE, 978-1-5090-6221-8/17, 339 - 343.
Lê, H. (2018). Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ cảnh báo sạt lở cho tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ ký thuật chuyên ngành Khoa học máy tính, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng.
Mohd, F. O., Mohd, N. M. N., Jastini, M. J., Saslina, K. (2020). Research Design of Mobile Based Decision Support for Early Flood Warning System, https://doi.org/10.3991/ijim.v14i17. 16557.
Nguyễn, G. T. (2023). Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ lụt cho các vùng ven biển Việt Nam có sự tham gia tương tác của cộng đồng, thử nghiệm tại 1 tỉnh thuộc khu vực ven biển miền Trung, Báo cáo kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường mã số TNMT.2022.04.09.
Nguyễn, G. T., Nguyễn, V. N., Phạm, N. Q., Nguyễn, V. C., Dương, A. Q., Nguyễn, Đ. H., Nguyễn, H. N. (2023). Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ thành lập bản đồ ngập lụt cho các vùng ven biển sử dụng kết hợp trí tuệ nhân tạo và công nghệ GIS, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 65(5), 12 - 21.
Nguyen, G. T., Pham, N. Q., Nguyen, V. C., Le, H. A., Nguyen, H. L., Bui, T. D. (2023). Spatial Prediction of Fluvial Flood in High-Frequency Tropical Cyclone Area Using TensorFlow 1D-Convolution Neural Network and Geospatial Data, Remote Sensing MDPI, https://doi.org/ 10.3390/rs15225429.
Nguyễn, K. L., Nguyễn, D. L., Lê, H. T., Lê, V. P., Trần, L. N. Q., Nguyễn, T. H., Nguyễn, V. T., Phạm, C. T., Hoàng, T. T., Lê, T. P. (2013). Hệ hỗ trợ trực tuyến cảnh báo lũ cho lưu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam, Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc.
Nguyễn, M. D., Đinh, B. N., (2021). Xây dựng hệ thống giám sát trượt lở trên công nghệ mã nguồn mở, Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ, số 48, 51 - 58.
Salami, I. A., Mohamed, H. H., Noreha, A. M. (2018). Flood Disaster Warning System on the go, 7th International Conference on Computer and Communication Engineering (ICCCE), IEEE, 258 - 263.
Syahaneim, M., Mohd, A. S. M., Haidawati, M. N., Zuraini, Z., Mohd, N. I. (2018). Flood Detection and Warning System (FLoWS), Computing
Machinery, https://doi.org/10. 1145/316454 1.3164623.
Trần, T. Đ. (2011). Ứng dụng GIS trong quản lý thông tin ngập lụt khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, 14(M3), 50 - 61.
Trần, V. T., Nguyễn, Đ. T., Lê, S. T., Ngô, V. T., Hồ, V. P. (2020). Hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt thời gian thực ứng dụng công nghệ LoRa cho lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, 14(5), 69 - 78.
Trần, A. P., Trần, V. T., Nguyễn, A. Đ., Dương, H. S., Trần, M. C., Phạm, N. A., Bùi, H. L., Trần, T. N. (2022). Nghiên cứu thử nghiệm xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ, lụt và hạn hán tích hợp theo thời gian thực trên nền tảng WebGIS, Tạp chí Khí tượng thủy văn, EME4, 314 - 324.
Vũ, V. T., Lê, H. N., Phan, T. Đ. K., Huỳnh, T. T. (2021). Giải pháp truyền thanh không dây dựa trên IoT trong hệ thống cảnh báo từ xa, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 20(1), 6 - 11.
Các bài báo khác