Nghiên cứu sự ổn định của gương than tại các khu vực giáp đường lò dọc vỉa trong khai thác lò chợ dài

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Nhóm nghiên cứu Phát triển bền vững khoa học công nghệ mỏ và môi trường (SDM), Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam.
    3 Công ty Cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin, Quảng Ninh, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 22-03-2024
  • Sửa xong: 23-05-2024
  • Chấp nhận: 27-05-2024
  • Ngày đăng: 01-06-2024
Trang: 51 - 61
Lượt xem: 923
Lượt tải: 9
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Lò chợ dài là một hình thức khai thác than phổ biến nhờ ưu điểm sản lượng khai thác lớn và mức độ an toàn lao động cao. Để vận hành lò chợ đúng kế hoạch, việc đảm bảo ổn định gương than (nơi trực tiếp lấy than) là rất quan trọng, đặc biệt tại các khu vực nơi lò chợ tiếp giáp với đường lò dọc vỉa (ngã ba nơi đầu lò chợ và chân lò chợ) do có sự gia tăng áp lực mỏ. Nội dung bài báo trình bày một nghiên cứu ổn định gương than lò chợ tại các khu vực giáp đường lò dọc vỉa dưới điều kiện vách ổn định trung bình tới khó sập đổ. Sử dụng các phương pháp phân tích lý thuyết và quan trắc thực địa tại một lò chợ điển hình ở vùng mỏ Quảng Ninh, nhóm tác giả đã phân tích và kết luận rằng áp lực mỏ tại các gương than giáp đường lò dọc vỉa xuất hiện theo quy luật tăng và giảm có chu kỳ. Tại lò chợ nghiên cứu, áp lực mỏ tăng giảm trong khoảng 20÷26 MPa, và hành trình pistong cột giàn chống thay đổi trong khoảng 0,6÷0,9 m. Gương than bị mất ổn định (yếu/sụt lở) dưới điều kiện áp lực mỏ tăng cao và tầng đá vách trực tiếp sập đổ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gương than khu vực ngã ba đầu lò chợ có xu hướng kém ổn định hơn so với khu vực ngã ba chân lò chợ. Các kết quả từ bài báo là cơ sở khoa học giúp các kĩ sư mỏ đề xuất giải pháp nâng cao ổn định gương hiệu quả.

Trích dẫn
Lê Tiến Dũng ., Bùi Mạnh Tùng ., Nguyễn Cao Khải . và Đỗ Xuân Hưng, 2024. Nghiên cứu sự ổn định của gương than tại các khu vực giáp đường lò dọc vỉa trong khai thác lò chợ dài, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 65, kỳ 3, tr. 51-61.
Tài liệu tham khảo

Công ty Cổ phần Địa chất mỏ - TKV (2016). Báo cáo tổng hợp kết quả thăm dò bổ sung, thăm dò phục vụ cơ giới hóa mỏ than Vàng Danh - Uông Bí - Quảng Ninh. Quảng Ninh.

Công ty Than Vàng Danh (2018). Quy trình khai thác lò chợ I-8-1. Quảng Ninh: Công ty Than Vàng Danh.

Google Maps (2024). Location of Vang Danh coal mine [Online]. Available: https://www.google. com/maps/place/M%E1%BB%8F+than+V%C3%A0ng+Danh/@21.1132293,106.7622865,14673m/data=!3m1!1e3!4m6!3m5!1s0x314a8ebdd60d0803:0x38677f72edea7d29!8m2!3d21.1199157!4d106.8002203!16s%2Fg%2F11f3482mb5?entry=ttu [Accessed 19 March 2024].

Le, T. D. and Dao, H. Q. (2021). Field investigation of face spall in moderate strength coal seam at Vang Danh coal mine, Vietnam. VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, 37, 107-115.

Le, T. D. and Nguyen, P. H. (2023). Identification of weighting event caused by underground coal mining at Quang Ninh coal field, Vietnam. Proceedings of the 6th International Conference on Earth and Environmental Sciences, Mining for Digital Transformation, Green Development and Response to Global Change (GREEN EME 2023), Ho Chi Minh. SCIENCE AND TECHNICS PUBLISHING HOUSE, 338-345.

Mark, C., Mucho, T. P. and Dolinar, D. (1998). Horizontal stress and longwall headgate ground control. Mining Engineering, 50, 61.

Nông, V. T., Nguyễn, N. B., Nông, V. H., Nguyễn, P. Đ., Nguyễn, C. K. and Ngô, T. V. (2022). Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây mất ổn định các công trình trong hầm lò tại Công ty Cổ phần than Mông Dương Vinacomin. Tạp chí điện tử Đồng hành Việt, 2022.

Peng, S. S. (2019). Longwall Mining, London, CRC Press/Balkema.

Phạm, Đ. T. (2022). Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu lựa chọn giải pháp công nghệ điều khiển áp lực mỏ trong các trường hợp đá vách bền vững khó sập đổ và đá vách mềm yếu kém bền vững" mã số 073.2021.ĐT.BO/HĐKHCN. Hà Nội: Hội Khoa học and Công nghệ Mỏ Việt Nam.

Trần, M. T. and Lê, V. H. (2021). Một số kết quả bước đầu áp dụng công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ, khấu hết chiều dày vỉa tại Công ty Than Hạ Long. Thông tin Khoa học Công nghệ Mỏ, 8-16.

Viện Khoa học Công nghệ Mỏ (2016). Dự án đầu tư khai thác phần lò giếng mức 0÷-175 khu

Vàng Danh - mỏ than Vàng Danh. Hà Nội: Viện Khoa học Công Nghệ Mỏ.

Vũ, T. T., Đỗ, A. S., Bùi, M. T., Phạm, Đ. H., Nguyễn, P. H. and Lê, T. D. (2023). Công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ hạ trần thu hồi than nóc, Hà Nội, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

Vũ, V. H. and Ngô, V. T. (2021). Nghiên cứu đề xuất giải pháp cơ giới hóa khai thác phù hợp với điều kiện vỉa than có góc dốc nghiêng (35-55 độ) tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh. Thông tin Khoa học Công nghệ Mỏ, 1-10.

Wang, Z., Yang, S., Tang, Y., Sun, W. and Shui, Y. (2023). A Stress Rotation-Based Method for Improving Roof Stability of a Deep Longwall Panel. International Journal of Geomechanics, 23, 04023085.

Yadav, A. R. and Islavath, S. R. (2024). Numerical Investigation for Estimation of Behaviour of Barrier Pillars, Gateroads and Face of a Deep Longwall Mine: a Case Study. Mining, Metallurgy and Exploration, 41, 463-478.

Các bài báo khác