Thu hồi niken trong đuôi thải tuyển Cromit khu vực Mậu Lâm, Thanh Hóa bằng quá trình nung hoàn nguyên-tuyển từ
Cơ quan:
1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
2 Phân viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 12-01-2024
- Sửa xong: 02-05-2024
- Chấp nhận: 21-05-2024
- Ngày đăng: 01-06-2024
- Lĩnh vực: Mỏ
Tóm tắt:
Tại Thanh Hóa, các mỏ quặng cromit được phát hiện là có chứa kim loại niken với trữ lượng lớn, ước tính tổng trữ lương trên 3 triệu tấn. Theo quy trình công nghệ khai thác và tuyển cromit, thì niken hiện đang nằm trong các bãi thải và chưa được thu hồi. Trải qua nhiều năm, các bãi thải của mỏ quặng cromit đã có quy mô rất lớn và được coi là nguồn quặng thứ sinh chứa Ni. Tuy nhiên loại hình tồn tại dưới dạng quặng laterit khó tuyển là nguyên nhân chưa có công nghệ nào được áp dụng để xử lý thu hồi niken hay một số kim loại khác có giá trị từ nguồn nguyên liệu này. Trong bài báo này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thử nghiệm quy trình nung hoàn nguyên - tuyển từ để tuyển thu hồi tinh quặng niken, trong đó các chế độ hoàn nguyên như thời gian, nhiệt độ, tỷ lệ than và chất trợ dung Na2SO4 được khảo sát. Các thí nghiệm ban đầu được thực hiện với mẫu đuôi thải của quá trình tuyển cromit khu vực Mậu Lâm, Thanh Hóa cho thấy, trong điều kiện hoàn nguyên ở nhiệt độ 1.1000C với 8% than antraxit, 8% Na2SO4 làm chất phụ gia, thời gian hoàn nguyên là 90 phút. Sản phẩm sau hoàn nguyên đem nghiền mịn rồi tuyển từ trên máy tuyển từ ướt ở cường độ từ trường 0,3T, thu được tinh quặng chứa 4,02% Ni với tỉ lệ thu hồi niken 91,2%. Đây là kết quả khả quan để tiếp tục nghiên cứu khả năng ứng dụng thực tế nhằm tận thu niken, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản.
Dong, J., Wei, Y., Zhou, S., Li, B., Yang, Y., McLean,A. (2018). The Effect of Additives on Extraction of Ni, Fe and Co from Nickel Laterite Ores. JOM volume 70, pages 2365–2377.
Elliott, R. (2015). A Study on the Role of Sulphur in the Thermal Upgrading of Nickeliferous Laterite Ores. Ph.D. thesis, Queen’s University.
Gao, L., Liu, Z., Pan, Y., Ge, Y., Feng, C., Chu M., Tang J. (2019). Separation and Recovery of Iron and Nickel from Low-Grade Laterite Nickel Ore Using Reduction Roasting at Rotary Kiln Followed by Magnetic Separation Technique. Mining, Metallurgy and Exploration volume 36, pages 375–384.
Hoàng, V. K. và nnk. (2010). Kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ tuyển và sử dụng hợp lý quặng cromit Cổ Định, Thanh Hóa. Viện khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, Mã số 2038.
Li, Y., Li, S., Han, Y. (2011). Deep reduction/magnetic separation of laterite for concentration of Ni and Fe. J Northeast Univ (Natural Science) 32:740–744.
Jiang, M., Sun, T., Liu, Z., Kou, Z., Liu, N., Zhang, S. (2013). Mechanism of sodium sulfate in promoting selective reduction of nickel laterite ore during reduction roasting process. International Journal of Mineral Processing Volume 123, Pages 32-38.
Nguyễn, K. G., Lê, T. D., Tô, X. B., Trần, V. Đ., Phạm, T. Đ. , Đinh, Đ. A. (2020). Đặc điểm phân bố và tiềm năng của cobalt và niken tại khu vực núi nưa – Thanh Hóa. Hội nghị toàn quốc khoa học trái đất và tài nguyên với phát triền bền vững ERSD 2020. Trang 47-52.
Trần,V.T., Phan,C.T., Lâm, T. Q. (2000). Tài nguyên Khoáng sản Việt Nam. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam-Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản. Hà Nội, 215 trang.
Vahed, A., Mackey, P.J. and Warner, A.E.M. (2021). “Around the Nikel World in Eighty Days”. A Virtual Tour of World Nikel Sulphide and Laterite Operations and Teachnologies. The 5th International Symposium on Nickel and Cobalt. Pages 3-39.
Xueming, L., Wei, L., Liu, M., You, Z., Xuewei, L., Bai, C. (2018). Effect of Sodium Sulfate on Preparation of Ferronickel from Nickel Laterite by Carbothermal Reduction. ISIJ International 58 (5): 799-807.
Các bài báo khác