Bối cảnh địa chất, đặc điểm quặng hóa và triển vọng chì-kẽm khu vực Nà Bốp-Pù Sáp, Chợ Đồn, Đông Bắc Việt Nam

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 25-02-2024
  • Sửa xong: 12-05-2024
  • Chấp nhận: 21-05-2024
  • Ngày đăng: 01-06-2024
Trang: 13 - 28
Lượt xem: 1180
Lượt tải: 27
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 5
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Đới cấu trúc Lô Gâm được xem như một trong những khu vực quan trọng về khoáng hóa chì-kẽm ở vùng Đông Bắc Việt Nam với 2 vùng nổi tiếng, đó là Chợ Điền và Chợ Đồn. Trong vùng Chợ Đồn, khu vực Nà Bốp-Pù Sáp được xem là một trong những khu vực có quy mô và chất lượng quặng chì-kẽm đáng được quan tâm. Để nghiên cứu đặc điểm địa chất, quặng hóa chì-kẽm Nà Bốp-Pù Sáp, các phân tích thạch học, khoáng tướng, hiển vi điện tử quét (SEM) và ICP-MS được thực hiện. Ngoài ra, các nghiên cứu đồng vị bền và phân tích đơn khoáng sphalerit cũng được tổng hợp phục vụ đánh giá nguồn kim loại và điều kiện hóa lý tạo quặng. Khu vực Nà Bốp-Pù Sáp được khống chế bởi hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam (TB-ĐN). Cấu tạo quặng dạng dải và mạch song song với phiến đá vây quanh và phát triển chủ yếu theo ranh giới giữa các phiến cho thấy quá trình thành tạo quặng chì-kẽm liên quan chặt chẽ đến quá trình ép trượt của đới trượt trong khu vực. Tổ hợp các khoáng vật quặng trong khu vực chủ yếu gồm galenit, sphalerit, pyrit, pyrotin, arsenopyrit. Kết quả tổng hợp tài liệu đồng vị S, Pb và phân tích đơn khoáng sphalerit cho thấy nguồn dung dịch tạo quặng đến từ hoạt động magma và đá trầm tích, với nhiệt độ tạo quặng Pb-Zn thuộc nhiệt độ thấp đến trung bình. Mức độ bóc mòn tương đối ở khu mỏ Nà Bốp-Pù Sáp dự kiến có thể tồn tại đến độ sâu khoảng 600 m so với bề mặt địa hình hiện tại. Nghiên cứu đặc điểm quặng hóa mỏ Nà Bốp-Pù Sáp cung cấp thông tin giá trị và thúc đẩy sự hiểu biết hơn về triển vọng khoáng sản chì-kẽm ẩn sâu ở vùng Đông Bắc Việt Nam.

Trích dẫn
Khương Thế Hùng, Ngô Xuân Đắc, Tạ Thị Toán và Phan Thị Thùy Dương, 2024. Bối cảnh địa chất, đặc điểm quặng hóa và triển vọng chì-kẽm khu vực Nà Bốp-Pù Sáp, Chợ Đồn, Đông Bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 65, kỳ 3, tr. 13-28.
Tài liệu tham khảo

Andrew, J., (2015). Sedimentary Exhalative Ore Deposits (lecture note). 911Metallurgist. https://www.911metallurgist.com/blog/sedex-sedimentary-exhalative-ore-deposits (accessing date: 5, 24, 2015).

Beue, A.A. and Grigoryan, S.V. (1975). Các phương pháp địa vật lý tìm kiếm và khai thác các mỏ khoáng sản rắn. Nhà xuất bản Nhedra (tiếng Nga).

Bùi, V.S. (chủ biên) (2010). Báo cáo thăm dò quặng chì-kẽm khu vực Nà Bốp-Pù Sáp, huyện Chợn Đồn, tỉnh Bắc Kạn.Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

Đào, T.B. (2011). Nghiên cứu đặc điểm và sự phân bố sinh khoáng chì-kẽm vùng Việt Bắc, miền Bắc Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại học Mỏ-Địa chất, Hà Nội, Việt Nam, 201 trang.

Đỗ, Q. B., Đàm, Q. C., Kiều, T. C., Nguyễn, M. H., Nguyễn, T. Q. (2005). Nghiên cứu xác lập triển vọng quặng chì-kẽm, vàng và các khoáng sản khác đi kèm vùng Phia Dạ - Nà Cang, các tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Lưu trữ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, 193 trang.

Đỗ, Q. B., Đàm, Q. C., Nguyễn, C. Đ., Phùng, Q. Đ., Nguyễn, T. H. L., Nguyễn, T. Q., Vũ, T. S. (2010). Nghiên cứu triển vọng quặng đồng, chì-kẽm và các khoáng sản khác đi kèm dải quặng Quản Bạ - Pắc Nậm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Kạn. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 180 trang.

Frenzel, M., Hirsch, T., Gutzmer, J. (2016). Gallium, germanium, indium, and other trace and minor elements in sphalerite as a function of deposit type - A meta-analysis. Ore Geological Review, 76, 52-78.

Hoàng, S. and Dương, Đ. N. (2004). Phân loại granitoiđ miền bắc Việt Nam theo chế độ kiến tạo. Tạp chí Địa chất, 285, 11-12.

Khuong, T. H., Le, X. T., Awadh, S. M., Ta, V. T., Ngo, X.D., Nguyen, K. D. (2023a). Geology, Pb and S isotope geochemistry, and genesis of the Na Bop-Pu Sap lead-zinc deposit in the Cho Don area, Northeastern Vietnam. Iraqi Geological Journal, 56, 2, 164-177.

Khuong, T. H., Nguyen, V. D., Nguyen, T. C., Pham, N. S. (2023b). Geological and geochemical characteristics of the Pac Lang gold deposits, Northeastern Vietnam and their potential prospects. Inzynieria Mineralna, 2(52), 311-318.

Li, H., Wu, Q. H., Evans, N. J., Zhou, Z. K., Kong, H., Xi, X. S., Lin, Z. W. (2018). Geochemistry and Geochronology of the Banxi Sb Deposit: Implications for Fluid Origin and the Evolution of Sb Mineralization in Central-Western Hunan, South China. Gondwana Research, 55, 112-134.

Li, H., Xi, X. S., Sun, H. S., Kong, H., Wu, Q., Wu, C., Gabo-Ratio, J. A. S. (2016). Geochemistry of the Batang Group in the Zhaokalong Area, Yushu, Qinghai: Implications for the Late Triassic Tectonism in the Northern Sanjiang Region, China. Acta Geologica Sinica: English Edition, 90(2), 704-721.

Lir, I. V. (1984). Kích thước trung bình của các thân quặng nhiệt dịch theo đường phương và hướng dốc. Nhà xuất bản Nhedra (tiếng Nga).

Misra, K. C. (2000). Understanding mineral deposits. Springer Dordrecht, XV, 845 pages.

Nguyễn, K. Q. (chủ biên) (1974). Địa chất và khoáng sản tờ Bắc Kạn tỷ lệ 1:200.000. Trung tâm thông tin Lưu trữ và Bảo tàng Địa chất, Hà Nội.

Nguyễn, K. V. (1982). Tuổi phóng xạ và tính chuyên hoá khoáng của các granit phức hệ Phia Bioc trên cơ sở các tài liệu địa hoá và đồng vị chì. Tạp chí Địa chất, 154, 24-26.

Nguyễn, V. N., Mai, T. T., Đỗ, Đ. N., Nguyễn, V. H., Nguyễn, M. L., Đoàn, T. N. H., Nguyễn, V. L. (2010). Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học để xây dựng các mô hình thành tạo quặng chì-kẽm ở miền Bắc Việt Nam. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

Nguyen, V. T., Ngo, P. A., Phung, V. D., Pham, H. H., Vuong, M. S. (2002). New data on the Rb-Sr isotopic age of granitoids from the Song Hin complex. Journal of Geology, series B, 19-20, 103-107.

Pham, N. C., Ishiyama, D., Tran, T. A. (2014). Mineralization of Indium in Northern Vietnam: A Study on Mineralogy and Geochemistry of the Na Bop and Lung Hoai Deposits in the Cho Don and Cho Dien Mining Area. Acta Geologica Sinica, 88(s2), 194-196.

Pirajno, F. (2009). Hydrothermal Processes and Mineral Systems. Springer, 1249 pages.

Tăng, Đ. N., Chu, V. L., Nguyễn, P. (2016). Đánh giá triển vọng khoáng sản ẩn, sâu (Pb-Zn, Au-Sb) và các khoáng sản khác ở các vùng có triển vọng thuộc đông nam đới Lô Gâm. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

Todt, W., Cliff, R. A., Hanser, A., Hofmann, A. W. (1996). Evaluation of a 202Pb-205Pb Double Spike for High-Precision Lead Isotope Analysis. Geophysical Monograph Series, 95, 429-437.

Trần, T. A. (chủ biên) (2010). Nghiên cứu thành phần đi kèm trong các kiểu tụ khoáng kim loại cơ bản và kim loại quý, hiếm có triển vọng ở miền Bắc Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả khai thác chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường. Đề tài mã số KC08.24/06-10, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 459 trang.

Trần, T. A. (2011). Đặc điểm khoáng vật - địa hóa và nguồn gốc các mỏ chì-kẽm cấu trúc Lô Gâm, miền Bắc Việt Nam. Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 33(3ĐB), 393-408.

Trần, T. H. (chủ biên) (2004). Điều tra đánh giá tiềm năng khoáng sản đi kèm trong một số mỏ chì-kẽm và đồng ở MBVN. Lưu trữ Viện Địa chất, Hà Nội.

Trần, T. H., Trần, T. A., Phạm, T. D., Trần, Q. H., Bùi, Ấ. N., Trần, V. H., Phạm, N. C. (2010). Khoáng sản đi kèm trong các kiểu quặng chì-kẽm và đồng miền Bắc Việt Nam. Tạp chí các Khoa học về Trái đất, 32(4), 289-298.

Trần, V. T., Thái, Q. L., Phan, C. T. (2009). Tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

Xu, B., Jiang, S. Y., Luo, L., Zhao, K. D., Ma, L. (2017). Origin of the granites and related Sn and Pb-Zn polymetallic ore deposits in the Pengshan district, Jiangxi province, South China: Constraints from geochronology, geochemistry, mineral chemistry, and Sr-Nd-Hf-Pb-S isotopes. Mineralium Deposita, 52(3), 337-360.

Zartman, R. E., and Doe, B. R. (1981). Plumbotectonics - The model. Tectonophysics, 75, 135-162

Các bài báo khác