Nghiên cứu giải pháp xử lý lắng đọng muối vô cơ trong giếng khai thác tại mỏ Thỏ Trắng

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
    2 Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, Bà Rịa – - Vũng Tàu, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 05-11-2023
  • Sửa xong: 23-01-2024
  • Chấp nhận: 28-01-2024
  • Ngày đăng: 01-02-2024
Trang: 88 - 99
Lượt xem: 739
Lượt tải: 35
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Mỏ Thỏ Trắng thuộc Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) đang khai thác dầu công nghiệp từ trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen trên. Sau một thời gian dài khai thác, các giếng tại mỏ Thỏ Trắng gặp vấn đề về muối lắng đọng gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác, đây đang là vấn đề được Vietsopetro rất quan tâm. Nói chung, việc lắng đọng muối sẽ có thành phần rất phức tạp. Ở giai đoạn đầu khai thác, thành phần chính của lắng đọng là các muối thạch cao (CaSO4.2H2O), canxit (CaCO3), anhydrit (CaSO4), barit (BaSO4), asentin (SrSO4), halit một loại khoáng vật của natri chloride (NaCl), còn được gọi là thạch diêm hoặc đá muối. Sau một thời gian khai thác, xuất hiện thêm các muối sunphit mà phổ biến nhất là sunphit sắt (FeS). Ngoài các khoáng vật phổ biến vừa nêu, cặn lắng đọng muối vô cơ có thể chứa các khoáng vật vô cơ khác như: MgCO3, MgSO4, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, thạch anh - SiO2, biotit - MgCl2.6H2O, CaF2,… và các thành phần hữu cơ khác: nhựa asphalten, parafin, một số hợp chất thơm, hợp chất có trọng lượng phân tử cao,… Hiện tượng lắng đọng muối vô cơ đã làm giảm khả năng khai thác và vận chuyển dầu khí do làm giảm khả năng thấm của vỉa, gây nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng khai thác, các đường ống dẫn cùng hệ thống bơm hút. Có nhiều phương pháp được áp dụng để kiểm soát và xử lý vấn đề lắng đọng này. Trong đó, sử dụng hóa phẩm trong kiểm soát và xử lý đang được sử dụng phổ biến nhất. Bài báo trình bày các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xử lý lắng đọng muối vô cơ ở mỏ Thỏ Trắng. Trong nghiên cứu này phương pháp sử dụng hóa phẩm để ức chế lắng đọng muối là phương pháp được ưu tiên lựa chọn để duy trì năng suất khai thác dầu. Đây được xem là phương pháp tiến tiến và hiệu quả để giữ cho giếng khai thác ổn định. Trong phương pháp này các hóa phẩm được sử dụng có cấu trúc đặc biệt và có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển tinh thể của muối.

Trích dẫn
Lê Quang Duyến, Vũ Thiết Thạch, Trương Văn Từ, Nguyễn Tiến Hùng, Lê Văn Nam, Nguyễn Văn Thịnh và Nguyễn Thế Dũng, 2024. Nghiên cứu giải pháp xử lý lắng đọng muối vô cơ trong giếng khai thác tại mỏ Thỏ Trắng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 65, kỳ 1, tr. 88-99.
Tài liệu tham khảo

Al Rawahi, Y. M., Shaik, F., and Rao, L. N. (2017). Studies on scale deposition in oil industries and their control. International Journal for Innovative Research in Science and Technology3(12), 152-167.

Crabtree, M., Eslinger, D., Fletcher, P., Miller, M., Johnson, A., and King, G. (1999). Fighting scale: removal and prevention. Oilfield review11(03), 30-45.

Duc, B. V., Van Tu, N., Cua, D., Khai, B. T., and Phuong, B. V. (2018). Nghiên cứu, sản xuất chất phụ gia ức chế sa lắng muối “DPEC Antiscalant-2” trong các giếng khoan khai thác dầu khí. Petrovietnam Journal3, 20-27.

Đỗ, T. T., Trần, T. X., Hoàng, A. D., Nguyễn, Q. A. (2010). Nghiên cứu giải pháp công nghệ và hệ hóa phẩm phục vụ xử lý đồng thời lắng đọng hữu cơ và vô cơ trong cần khai thác và hệ thống xử lý bề mặt trên giàn khai thác. Báo cáo tổng kết đề tài Viện dầu khí Việt Nam, tr. 16-30.

Hai, N. H., Duc, V. M., Cuong, V. H., and Hao, L. T. (2017). Hiện tượng lắng đọng muối trong quá trình khai thác và các giải pháp xử lý mỏ Bir Seba, lô 433a and 416b, Algeria. Petrovietnam Journal5, 37-43.

Liên doanh Vietsovpetro, 2013. Các báo cáo thử nghiệm đề tài công nghệ mới “Soạn thảo công nghệ phức hợp loại trừ lắng đọng muối trong cần ống khai thác và xử lý vùng cận đáy vỉa”.

Long, H., and Van Do, N. (2014). Nghiên cứu đánh giá khả năng thành tạo và mức độ sa lắng muối vô cơ trong quá trình khai thác dầu khí. Petrovietnam Journal1, 44-51.

Moghadasi, J., Müller-Steinhagen, H., Jamialahmadi, M., and Sharif, A. (2007). Scale deposits in porous media and their removal by edta injection.

Nguyễn, V. T., Vũ, V. M. (2008). Giải pháp xử lý lắng đọng muối trong hệ thống khai thác dầu khí tại XNLD Vietsovpetro. Tạp chí KHKT Mỏ - Địa chất, số 21, tr 5-9.

Từ, T. N., Nguyễn, T. K., Lê, V H., Phan, Đ. T., Nguyễn, V. T. ( 2017). Công nghệ xử lý vùng cận đáy giếng các mỏ dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, tr.81-101

Viện Dầu khí Việt Nam (2004). Cơ chế sa lắng muối, ảnh hưởng của cơ chế sa lắng muối lên tính chất thấm chứa móng Bạch Hổ, hệ thống bơm ép và thiết bị công nghệ, các biện pháp khắc phục. Báo cáo tổng kết đề tài thuộc Hợp đồng kinh tế số 0229/03-T03-ISG.

Các bài báo khác