Nghiên cứu hiệu quả lắng đọng bùn của các công ty nhôm ở Việt Nam bằng ống lắng thí nghiệm

  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 28-10-2023
  • Sửa xong: 21-01-2024
  • Chấp nhận: 28-01-2024
  • Ngày đăng: 01-02-2024
Trang: 74 - 87
Lượt xem: 56
Lượt tải: 1
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Quá trình lắng đọng bùn là quá trình nâng cao hàm lượng pha rắn trong bùn. Mục đích của quá trình là thu được sản phẩm bùn đặc hơn có hàm lượng rắn ở mức cần thiết và nhận được sản phẩm nước tràn có hàm lượng rắn ở mức độ tối thiểu. Các thiết bị được sử dụng là bể cô đặc, bể lắng côn sâu, bể cô đặc nhiều tầng, bể lắng Lamella, bể lắng hình chữ nhật, beelr lắng E-Cat… Công đoạn này đóng vai trò thiết yếu và ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong các xưởng tuyển khoáng. Tuy nhiên, xử lý bùn nước (đặc biệt là bùn thải nhà máy tuyển) đang là vấn đề của các công ty nhôm ở Việt Nam. Nguyên nhân là do hàm lượng cấp hạt -1 mm tăng cao đáng kể so với thiết kế, dẫn đến quá tải các bể cô đặc. Thực tiễn sản xuất đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm và ứng dụng các công nghệ mới nhằm cải thiện quá trình lắng đọng. Bài báo trình bày đặc điểm bùn quặng bô-xit của hai nhà máy ở Đắk Nông và Lâm Đồng. Bùn có hơn 62% cấp hạt -0,02 mm với các khoáng vật chính là gipxit, gơtit, cao lanh,… Trên cơ sở đó, các khảo sát đã lựa chọn loại chất trợ lắng tối ưu (chất kết bông NALCO 85035 và HA - LB080) với tiêu hao (40 g/tấn) và độ pH của bùn (6,5÷7). Sản phẩm thu được là cặn lắng có nồng độ pha rắn trên 35% và mật độ pha rắn trong nước tràn dưới 100 mg/l. Các nghiên cứu được tiến hành trên ống lắng thí nghiệm và kiến nghị thử nghiệm bể lắng hiệu suất cao Lamella cho các nghiên cứu tiếp theo.

Trích dẫn
Phạm Văn Luận, Phạm Thanh Hải, Lê Việt Hà và Phạm Thị Nhung, 2024. Nghiên cứu hiệu quả lắng đọng bùn của các công ty nhôm ở Việt Nam bằng ống lắng thí nghiệm, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 65, kỳ 1, tr. 74-87.
Tài liệu tham khảo

DNA. (2020). Báo cáo sản xuất, năm 2018, 2019 và 2020. Đắk Nông: công ty Nhôm Đắk Nông.

Hardheim_Leiblein_GmbH. (2009a). Lamella separator for sedimentation. AT Mineral processing.

Hardheim_Leiblein-GmbH. (2009b). Washing water treatment at a recycling company. AT Mineral processing.

Heredia, R. (2018). Basics in Minerals Processing. Metso.

HPG. (2020). Nhà máy chế biến tinh quặng sắt Tùng Bá. Hà Giang: Báo cáo sản xuất .

Jiang, Y., Wang, Y., Yang, J., and Yu, Y. (2010). The sedimentation tests on the tailings from bauxite direct flotation. Light Metal, Vol. 12. pp. 7-10.

Li, H., Ma, J., Zhang, Q., and Bian, H. (2012). Flocculation sedimentation experiment of high mud content, low grade surface solid potassium deposit in Mahai salt lake. Journal of Salt Journal of Salt, Vol. 20(1): pp. 34-39.

Liu, J., Wang, X., Lin, C., and Miller, J. (2015). Significance of particle aggregation in the reverse flotation of kaolinite from bauxite ore. Minerals Engineering, Vol. 78, pp. 58-65.

Nguyễn, H. S., and Phạm, V. L. (2012). Nghiên cứu lắng đọng một số mẫu bùn than mịn vùng Quảng Ninh trong thiết bị thí nghiệm lắng cô đặc dạng tấm nghiêng. Tạp chí KHTK Mỏ - Địa chất, Số 37.

Parsons, S. A., and Jefferson, B. (2006). Introduction to potable water treatment processes,. Blackwell Publishing Ltd.

Peng, Y., Jin, D., and Li, J. W. (2020). Flocculation of mineral processing wastewater with. 6th International Conference on Energy Science and Chemical Engineering. IOP Conf. Series: Earth and Environmental Science.

Tarleton, E. S., and Wakeman, R. J. (2007). Solid/Liquid Separation: Equipment Selection and Process Design. Elsevier.

Vinacomin. (2020). Thuyết minh Thiết kế cơ sở nhà máy tuyển bauxit Tân Rai và Nhân Cơ. Hà Nội: ập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Wang, C., Harbottle, D., Liu, Q., and Xu, Z. (2014). Current state of fine mineral tailings treatment: A critical review on theory and practice. Minerals Engineering, Vol. 58: pp. 113-131.

Wills, B. A., and Finch, J. A. (2016). Mineral Processing Technology, Eighth Edition. Elsevier.

Zhou, X. (2012). Study on the vibration lamella thickener and its application in mineral processing plant. Applied Mechanics and Materials, Vols 215-216, pages 333-341.

Zhou, X., and etc. (2013). Paste thickening of iron tailings with vibrating lamella thickener. Advanced Materials Research , Vols, 690-693, pp 3570-3575.

Các bài báo khác