Nghiên cứu đề xuất giải pháp móng cọc hợp lý cho một số kiểu cấu trúc nền đất khu vực thành phố Hải Dương

  • Cơ quan:

    1 Công ty cổ phần khảo sát thiết kế xây dựng Đất Việt, Hải Dương, Việt Nam
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    3 Nhóm nghiên cứu Địa chất công trình và Địa môi trường (EEG), Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 10-10-2023
  • Sửa xong: 07-01-2024
  • Chấp nhận: 28-01-2024
  • Ngày đăng: 01-02-2024
Trang: 47 - 57
Lượt xem: 388
Lượt tải: 7
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Theo quy hoạch đô thị đến năm 2030, Thành phố Hải Dương được mở rộng về diện tích và quy mô công trình. Trong đó, mật độ nhà cao tầng được quy hoạch tăng lên. Đặc điểm nền đất khu vực thành phố Hải Dương có đặc điểm không thuận lợi cho xây dựng nhà cao tầng khi các lớp đất chịu lực phân bố ở độ sâu lớn, phía trên là các lớp đất yếu. Do đó, giải pháp móng cọc là giải pháp khả thi cho công trình nhà cửa quy mô vừa đến rất lớn. Với giải pháp móng cọc, việc lựa chọn lớp đất chịu lực, độ sâu đặt mũi cọc, đường kính cọc, số lượng cọc cũng như dự tính sức chịu tải của cọc phù hợp với cầu trúc nền đất có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả của giải pháp. Bài báo sử dụng các mô đun Pile và Pile Group trong Bộ phần mềm Geo5 kết hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác định sức chịu tải của cọc theo các phương án khác nhau ở ba kiểu cấu trúc nền đất đặc trưng cho khu vực Thành phố Hải Dương. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá tính hợp lý của các phương án móng cọc cho các nhóm công trình quy mô khác nhau dựa trên các yếu tố kỹ thuật và kinh tế (số lượng cọc trong đài, độ lún và độ ổn định về cường độ). Kết quả đã xác định được độ sâu đặt mũi cọc hiệu quả ở kiểu cấu trúc I và II là 33÷35 m và trên 40 m ở kiểu cấu trúc III, đồng thời đưa ra giải pháp móng cọc hợp lý cho mỗi nhóm công trình và kiểu cấu trúc nền.

Trích dẫn
Đỗ Hồng Thắng . và Nguyễn Văn Phóng ., 2024. Nghiên cứu đề xuất giải pháp móng cọc hợp lý cho một số kiểu cấu trúc nền đất khu vực thành phố Hải Dương, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 65, kỳ 1, tr. 47-57.
Tài liệu tham khảo

Do, H. T., Nguyen, V. P. (2021). Estimation of static jacking load (Pep) for the prestressed centrifugal concrete piles on some types of ground structure in Hai Duong city. Journal of Mining and Earth Sciences, Vol. 62, Issue 3, p. 13-18.

Đỗ, H. T., Nguyễn, V. P. (2023). Phân vùng điều kiện địa chất công trình khu vực tỉnh Hải Dương phục vụ cho quy hoạch xây dựng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, Tập 64, Kỳ 2, 38-49.

Đỗ, H. T., Nguyễn, V. P. và Đỗ, M. T. (2022). Đặc điểm điều kiện địa kỹ thuật thành phố Hải Dương phục vụ quy hoạch xây dựng thành phố đến năm 2030. Hội nghị toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với phát triển bền vững (ERSD 2022).

Đỗ V. Đ. (cb.) (2021). Tính toán công trình tương tác với nền đất bằng phần mềm Geo5. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

Kurguzov, K. V., Fomenko, I. K. and Sirotkina, O. H. (2019). Assessment of the Bearing Capacity of Piles, Calculation Methods and Problems. Izvestiya Tomskogo Politekhnicheskogo Universiteta Inziniring Georesursov, 330, 7-25.

Prekop, L. (2017). Verification of the Vertical Bearing Capacity of a Reinforced Concrete Pile. Procedia Engineering, 190, 536-539.

Saenko, Y. V. (2018). Evaluation of driven pile bearing capacity in the foundation of existing buildings. Bulletin of Civil Engineers, 15, 106-11.

TCVN 10304:2014, (2014). Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn quốc gia.

UBND tỉnh Hải Dương (2017), Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các bài báo khác