Nghiên cứu thiết lập phương trình qui luật đập vỡ đá sét kết dưới đáy biển

  • Cơ quan:

    1 Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Hà Nội, Việt Nam
    2 Viện Kỹ thuật Công binh, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 02-06-2023
  • Sửa xong: 04-09-2023
  • Chấp nhận: 29-09-2023
  • Ngày đăng: 31-10-2023
Trang: 109 - 119
Lượt xem: 709
Lượt tải: 9
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Qui luật đập vỡ đất đá khi nổ rất có ý nghĩa thực tế trong quá trình thành lập các hộ chiếu nổ mìn phục vụ việc tối ưu hóa quá trình sản xuất mỏ hay thi công công trình nổ phá. Các phương trình mô tả qui luật phân bố cỡ hạt sau nổ đều được thiết lập dạng thực nghiệm tương ứng với điều kiện cụ thể của công trình nổ phá. Nó chỉ mang ý nghĩa của một hàm toán học hồi qui và không phản ánh được đặc tính của loại đất đá, điều kiện nổ và kết quả nổ. Bài báo đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết qui luật đập vỡ đất đá theo quan điểm năng lượng xác suất để thiết lập phương trình đập vỡ đất đá trong đá sét kết dưới nước. Đây là một dạng phương trình bán thực nghiệm, trong đó chứa 4 hệ số thực nghiệm phản ánh đặc tính đất đá, điều kiện nổ, đặc tính hấp thu năng lượng nổ của đá và thể tích phá hủy thực tế, được xác định cho từng loại đất đá. Thông qua tiến hành thí nghiệm, xử lý bộ số liệu thí nghiệm và giải hệ bốn phương trình, tìm được bốn hệ số của phương trình đặc trưng cho đặc tính đập vỡ đá sét kết dưới đáy biển. Sai số của kích thước trung bình cục đá phá ra thực tế với trị số được tính toán từ phương trình tìm được nhỏ hơn 7% đến 10%. Kết quả này cho phép khẳng định độ chính xác của phương trình bán thực nghiệm mô tả qui luật phân bố cỡ hạt khi nổ đá sét kết dưới nước.

Trích dẫn
Đàm Trọng Thắng và Vũ Xuân Bảng, 2023. Nghiên cứu thiết lập phương trình qui luật đập vỡ đá sét kết dưới đáy biển, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 5, tr. 109-119.
Tài liệu tham khảo

Baron, V. L., Kantor V. Kh. (1989). Blasting Technology and Equipment in USA. Moscow: Nedra, 376 p.

Belin, V. A., Dam, T. T. (2007). Experimental study of the influence of the length of the underwater bottom charge on the transverse dimensions of the blasted excavation and determination of the minimum length of bottom linear charges. Explosive business. Publisher: World of Mining Books, Moscow. 

Borodzia, G. A. (1938). Explosive dredging of sandy rifts. Gostranstekhizdat, Moscow, 67 p.

Dam, T. T., Belin, V. A. (2006). Methodology for calculating the parameters of rational dredging using overhead linear charges during the construction of underwater structures (trench, channel) with water depth h = const. United Scientific Journal - Moscow, No. 13/2006.

Dam, T. T. (2008). Basic methods of technics and the organization for increase of efficiency of explosive works under with the contact chare application. Proceeding of the international conference on advances in mining and tunneling, 20-21 august 2008. Publishing house for science and technology Hanoi, Vietnam.

Dam, T. T., Nguyen, T. T., and Vu, X. B. (2021). Study on the reasonable spacing of flat charge in the form of long and parallel cylindrical charges for breaking rock. Journal of Science and Technique-Section on Special Construction Engineering4(02).

Đàm, T. T. (2001). Xây dựng phương trình xung riêng truyền vào đất đá dọc theo thành lỗ khoan khi nổ mìn phá đá dưới nước. Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số 2.

Đàm, T. T. (2007). Nghiên cứu sự phụ thuộc của các thông số phễu phá huỷ nổ vào chiều sâu nước khi nổ lượng nổ tập trung ở đáy nước  bằng phương pháp thực nghiệm. Tuyển tập các công

Các bài báo khác