Đánh giá giá trị một số điểm di sản địa chất tiềm năng tại khu vực Tràng An- Ninh Bình

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Nhóm nghiên cứu mạnh "Kiến tạo và Địa động lực với tài nguyên Địa chất, Môi trường và Phát triển bền vững", Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    3 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 02-06-2023
  • Sửa xong: 03-09-2023
  • Chấp nhận: 28-09-2023
  • Ngày đăng: 31-10-2023
Trang: 60 - 73
Lượt xem: 498
Lượt tải: 14
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Tràng An - Ninh Bình là một địa điểm du lịch có sức hút đối với du khách trong và ngoài nước, nổi tiếng với nhiều giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan, đa dạng sinh học, văn hóa và lịch sử đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2014. Với mục tiêu thúc đẩy phát triển du lịch và xây dựng chiến lược bảo tồn di sản địa chất, bài nghiên cứu được thực hiện cho 7 điểm di sản địa chất đặc trưng và có tiềm năng ở Tràng An, gồm Hang Sáng, Hang Tối, Hang Nấu Rượu, Hang Địa Linh, Hang Trần, Hang Đột, Hang Ba Giọt. Các điểm di sản địa chất được phân loại theo khung di sản địa chất toàn cầu thành 3 kiểu di sản địa chất gồm kiểu B - Địa mạo, kiểu D - Đá và kiểu I - Kiến tạo. Dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá giá trị di sản địa chất (ý nghĩa khoa học, giáo dục và du lịch) cho thấy khu vực Tràng An - Ninh Bình có các điểm di sản thể hiện giá trị về nội dung khoa học và giáo dục rõ ràng, có thể phù hợp với sự hiểu biết của cộng đồng khoa học và mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Hơn thế nữa, giá trị về tiềm năng du lịch của các điểm di sản cũng được thể hiện một cách xác thực bằng tính biểu tượng và đại diện cao, là cảnh quan tiêu biểu đối với Tràng An - Ninh Bình. Kết quả này cũng là cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà quản lý trong việc bảo tồn và phát triển kinh tế du lịch tại địa phương một cách bền vững.

Trích dẫn
Phan Văn Bình ., Trần Đức Thanh, Ngô Xuân Thành ., Vũ Anh Đạo ., Nguyễn Hữu Hiệp ., Bùi Vinh Hậu ., Nguyễn Quốc Hưng ., Ngô Thị Kim Chi . và Bùi Thị Thu Hiền, 2023. Đánh giá giá trị một số điểm di sản địa chất tiềm năng tại khu vực Tràng An- Ninh Bình, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 5, tr. 60-73.
Tài liệu tham khảo

Braga, J.C. (2002).Propuesta deestratégiaandaluzapara la conservacionde lageodiversidad[Andalucia strategy proposalfortheconservationof geodiversity],In:JuntadeAndalucı’a. Medio Ambiente,Consejerı’ade105pp.(inSpanish).

Bollati, I., Smiraglia, C., and Pelfini, M. (2013). Assessment and selection of geomorphosites and trails in the Miage Glacier Area (Western Italian Alps). Environmental Management51, 951-967.

Brilha, J. (2016). Inventory and Quantitative Assessment of Geosites and Geodiversity Sites: a Review, J. Geoheritage 8(2) 119-134. https://doi.org/ 10.1007/s12371-014-0139-3.

Carreras, J., Druguet, E. (1998). The geological heritage of the Cap de CreusPeninsula (NE Spain): some keys for its conservation, Geologica Balcanica 28(3-4) 43-47.

Đinh, M. M. (1976). Địa chất và khoáng sản tờ Ninh Bình tỷ lệ 1/200.000. Lưu trữ viện TTTL Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

Đỗ,T., Nguyễn Đ.T., Trần,T.V., Nguyễn,Đ.H,, Đàm N., Đinh,T.D., Trần,M.T., Trịnh,T.T.(2013). Tìm hiểu giá trị nổi bật toàn cầu của cảnh quan đặc sắc quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình). Tạp chí địa chất Loạt A số 338-339. (Tr 90-102).

Eder, W. (2004). Geoparks - geological attractions: A tool for public education, recreation and sustainable economic development. UNESCO, Division of Earth Sciences, 1, rue Miollis, F-75732 Paris Cedex 15, France.

Gray, M. (2004). Geodiversity: valuing and conserving abiotic nature, John Wiley and Sons Ltd, The Atrium, Southern Gate, Chichester, West Sussex PO19 8SQ, England.

Lima, F.F.,Brilha, J.B.,Salamuni, E. (2010). Inventorying geological heritageinlargeterritories:a methodological proposalappliedtoBrazil,J. Geoheritage.2(3-4)91-99.

Nguyễn, T. N. H., Nguyễn, T. D., Nguyễn, V. H., and Tạ, H. P.(2019). Đánh giá giá trị một số điểm di sản địa chất tiềm năng ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. VNU Journal of Science: Earth and Environmental Science, Vol. 35, No.1 (2019) 19-32.

Pereira, P., and Pereira, D. (2012, September). Assessment of Geosites Touristic Value in Geoparks: The Example of Arouca Geopark (Portugal). In Proceedings of the 11th European

Geoparks Conference, Arouca, Portugal (pp. 19-21).

Pena dos Reis, R., and Henriques, M. H. (2009). Approaching an integrated qualification and evaluation system for geological heritage. Geoheritage1, 1-10.

Rocha, J.,Brilha, J.,Henriques M.H. (2013). Assessment ofthegeological heritageofCapeMondego NaturalMonument (CentralPortugal), Proceedingsof theGeologists'Association. 125(1)107-113.

Trần,T.V., Vũ,T.T., Đỗ T., Nguyễn ,X.K. và nnk. (2005). Phát triển bền vững các vùng đá vôi ở Việt Nam. Văn phòng UNESCO, Hà Nội.

Trần,T.V., Nguyễn,Đ.T., Vũ,V.H., Trịnh,T.T. (2013). Những kết quả nghiên cứu ban đầu về trầm tích đệ tứ và sự dao động của mực nước biển vùng quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình). Tạp chí địa chất Loạt A số 338-339. (Tr 47-59).

Các bài báo khác