Đặc điểm thạch học, khoáng vật và khả năng sử dụng làm đá mỹ nghệ của các thành tạo metacarbonat khu vực Tân Lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Bắc Kạn, Đá hoa, Đá metacarbonat, Đá mỹ nghệ.
- Nhận bài: 04-06-2023
- Sửa xong: 05-09-2023
- Chấp nhận: 28-09-2023
- Ngày đăng: 31-10-2023
- Lĩnh vực: Địa chất - Khoáng sản
Tóm tắt:
Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm thành phần vật chất, kiến trúc, cấu tạo và tính chất cơ lý của các thành tạo metacarbonat khu vực Tân Lập - Chợ Đồn - Bắc Kạn, các tác giả đã bước đầu đưa ra nhận định về khả năng sử dụng làm đá mỹ nghệ của các thành tạo kể trên. Các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện như phương pháp kế thừa, khảo sát thực địa và lấy mẫu, phân tích lát mỏng thạch học, phân tích hóa silicat, phân tích tính chất cơ lý,... Kết quả cho thấy các thành tạo metacarbonat phân bố trong vùng nghiên cứu có thành phần thạch học chủ yếu là đá hoa, nằm trong tập 3 hệ tầng Mia Lé trên (D1ml2). Đá có cấu tạo phân lớp dày, kiến trúc hạt biến tinh, kích thước hạt nhỏ đến trung bình, với thành phần khoáng vật chủ yếu là calcit, thành phần hoá học có CaO đóng vai trò chủ đạo, hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng và phóng xạ rất thấp. Đá có màu trắng thuần khiết, có độ bền màu và độ bóng cao. Kết quả nghiên cứu này có thể làm cơ sở khoa học cho việc định hướng, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản (đá hoa) tại vùng Tân Lập nói riêng và trên lãnh thổ Việt Nam nói chung.
Bui, N. K., Pham, H. T., Pham, M., and Le, P. D. (2021). Mineral characteristics of metacarbonat in Sa Thay, Kon Tum and potential use for gemstone. VNUHCM Journal of Natural Sciences, 5(2), 1086-1100.
Đỗ, Đ. T., Lê, T. M., Phan, V. S., Nguyễn, A. B., Đỗ, V. N., Phạm, T. V. A., Lê, T.C., Phạm, T. S., Hà, T. N., Đinh, V. D., Phan, V. S. (2007). Đánh giá tiềm năng đá ốp lát tỉnh Bắc Kạn. Đề tài cấp tỉnh, Sở TN-MT tỉnh Bắc Kạn.
Đỗ, Đ. T., Đặng, V. B., Phan, V. N., Lê, T. M. Nguyễn, V. B., Đỗ, V. N., Nguyễn, V. C., Phạm, T. S., Hà, T. N., Phạm, V. S., Phạm, T. V. A., Đinh, V. D., Phạm, T. H. (2005). Điều tra, đánh giá chất lượng, trữ lượng đá vôi trắng phục vụ quy hoạch, khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả trên địa bản tỉnh Bắc Kạn. Đề tài cấp tỉnh. Sở TN-MT tỉnh Bắc Kạn.
La, M. S., Nguyễn, T. D., Trần, Q. P., Trần, V. T., Phạm, D. C. (2014). Nghiên cứu quá trình thành tạo và chất lượng đá metacarbonat vùng Văn Chấn, Yên Bái. Sở TN-MT tỉnh Yên Bái.
Nguyễn, H. Đ. (2014). Đánh giá tiềm năng đá mỹ nghệ, đá trang trí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và đề xuất hướng khai thác sử dụng. Luận văn thạc sĩ khoa học Trái đất, Đại học Huế.
Nguyễn, K. G., Lê, T. D., Phạm, T. V. A., Phạm, T. H., Trương, A. Q., Hà, T. N., Phạm, T. S., Nguyễn, T. T., Ngô, X. Đ., Nguyễn, H. T., Lê, T. N. T., Phạm, A. C. (2015). Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đá mỹ nghệ tỉnh Kon Tum phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác. Đề tài KHCN cấp tỉnh. Sở KHCN tỉnh Kon Tum.
Phạm, T. V. A., Le, T. D., Nguyễn, K. G., Phạm, T. S., Nguyễn, H. T., Hà, T. N., Phạm, V. T., Hoàng, B. Q., Trần, L. C., Trần, V. D. (2017). Nghiên cứu địa chất thạch luận các đá metacarbonat và mối liên quan của chúng với khoáng sản khu vực Tây Nghệ An và khối nhô Kon Tum. Đề tài NCKH cấp Bộ mã số B2013-02-13.
Thông tư số 05/2020/TT-BTNMT, Quy định kỹ thuật về thăm dò, đánh giá trữ lượng đá khối sử dụng làm đá ốp lát và mỹ nghệ.
Trần, T. H., Ngô, T. P., Nguyễn, V. Y., Phạm, T. D., Trần, Q. H., Trần, T. A., Trần, V. A. (2008). Điều tra đánh giá triển vọng và khả năng sử dụng nguồn đá mỹ nghệ phục vụ phát triển công nghiệp địa phương một số tỉnh miền Trung. Đề tài cấp Nhà nước.
Trần, V. T. (2000). Sách tra cứu phân vị địa tầng Việt Nam. Lưu trữ Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
Các bài báo khác