Đặc điểm địa tầng - trầm tích bể Phú Khánh và vùng lân cận

  • Cơ quan:

    1 Viện Dầu khí Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
    2 VPI - Lab, Viện Dầu khí Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
    3 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 26-05-2023
  • Sửa xong: 09-09-2023
  • Chấp nhận: 29-09-2023
  • Ngày đăng: 31-10-2023
Trang: 40 - 48
Lượt xem: 349
Lượt tải: 8
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bể trầm tích Phú Khánh nằm ở khu vực ngoài khơi nước sâu, phía Đông thềm lục địa miền Trung Việt Nam. Khu vực này được cho là có tiềm năng dầu khí khá tốt nhưng có rất ít các công trình nghiên cứu địa chất và dầu khí được thực hiện trước đây. Trong bài báo này, tập thể tác giả cập nhật những kết quả nghiên cứu mới thu được dựa trên số liệu minh giải địa chấn và tài liệu giếng khoan mới được tiến hành trong những năm gần đây. Kết quả thu được cho thấy: Địa tầng bể Phú Khánh được phân chia thành 5 tập lớn, bao gồm: a. Địa tầng Eocen(?)/Oligocen chủ yếu là trầm tích vụn của môi trường sông, hồ và đồng bằng châu thổ - biển bông ven bờ; b. Địa tầng Miocen dưới gồm trầm tích vụn đồng bằng châu thổ và carbnonat biển thềm; c. Địa tầng Miocen giữa gồm trầm tích lục nguyên và carbonat môi trường đồng bằng châu thổ, biển nông ven bờ và thềm lục địa; d. Địa tầng Miocen trên và e. Địa tầng Pliocen - Đệ Tứ gồm trầm tích lục nguyên thềm lục địa và biển sâu. Mỗi tập địa tầng và môi trường trầm tích tương ứng có liên quan với mỗi giai đoạn phát triển địa chất và kiến tạo của bể. Nhìn chung xu thế thay đổi từ môi trường sông/hồ lục đến đồng bằng châu thổ, biển thềm và đến biển sâu theo thứ tự từ dưới lên trên. Việc xác lập tên các hệ tầng và sự có mặt trầm tích Eocen trong bể Phú Khánh vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ, cần có thêm những số liệu chi tiết, đặc biệt là tài liệu giếng khoan để có được những luận giải có sức thuyết phục hơn.

Trích dẫn
Hoàng Văn Long, Bùi Huy Hoàng, Nguyễn Quang Tuấn, Ngô Thị Vân Anh, Mai Hoàng Đảm, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Phùng Thị Lan Phương, Hồ Thị Thành, Trần Thị Hưởng và Ngô Thị Kim Chi, 2023. Đặc điểm địa tầng - trầm tích bể Phú Khánh và vùng lân cận, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 5, tr. 40-48.
Tài liệu tham khảo

Bùi, H. H., Phùng, T. L. P., Hoàng, V. L., Nguyễn, T. T. L., Ngô, T. V. A., Nguyễn, H. A., Trần, T. H., Mai, H. Đ. và Hồ, T. T. (2023). Tổng hợp, hệ thống hóa và đánh giá các kết quả nghiên cứu Địa chất - Địa vật lý và tiềm năng dầu khí đã thực hiện ở bể Phú Khánh. Hà Nội, Viện Dầu khí Việt Nam: 217.

Chungkha, P. (2004, December). Phu Khanh Basin, a Frontier Deepwater Basin in Vietnam. In PGCE 2004 (pp. cp - 259). European Association of Geoscientists and Engineers.

Đỗ, B. (2001). Định danh và liên kết địa tầng trầm tích Đệ Tam thềm lục địa Việt Nam. Hà nội, Lưu trữ Dầu khí.

Đỗ, B., Nguyễn, Đ., Phan, H. Q., Phạm, H. Q., Nguyễn, Q. H. và Đỗ, V. H. (2019). Địa tầng các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam trong “Địa chất và Tài nguyên Dầu khí Việt Nam”. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: 161 - 208.

Fyhn, M. B., Nielsen, L. H., Boldreel, L. O., Thang, L. D., Bojesen - Koefoed, J., Petersen, H. I., and Abatzis, I. (2009). Geological evolution, regional perspectives and hydrocarbon potential of the northwest Phu Khanh Basin, offshore Central Vietnam. Marine and Petroleum Geology, 26(1), 1 - 24.

Lee, G. H., and Watkins, J. S. (1998). Seismic sequence stratigraphy and hydrocarbon potential of the Phu Khanh Basin, offshore central Vietnam, South China Sea. AAPG bulletin, 82(9), 1711 - 1735.

Lê, V. C., Hoàng, N. Đ., Trần, V. T. và Nguyễn, Q. T. (2019). Cơ chế hình thành và các kiểu bể trầm tích Kainozoi Việt Nam trong “Địa chất và Tài nguyên Dầu khí Việt Nam”. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: 129 - 160.

Ngô, T. S., Lê, V. T., Cù, M. H. và Trần, V. T. (2019). Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á trong “Địa chất và Tài nguyên Dầu khí Việt Nam”. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: 73 - 128.

Ngô, X. V., Lê, V. T. và Vũ, T. H. (1992 - 2004). Các báo cáo phân tích thạch học các giếng khoan thềm lục địa Việt Nam. Hà Nội, Lưu trữ Dầu khí.

Nguyễn, M. H., Nguyễn, T. H., Nguyễn, V. P., Nguyễn, Q. H., Phạm, T. C., Tống, D. C., Nguyễn, T. T. L., Đỗ, M. T., Lê, H. N., Nguyễn, T. L., Hoàng T. L., Phùng, V. P. và Nguyễn, T. Q. (2009). Nghiên cứu cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bể Phú Khánh trên cơ sở tài liệu địa chất, địa vật lý, khoan thăm dò tới tháng 12 năm 2009. Hà Nội, Viện dầu khí Việt Nam: 118.

Nguyễn, T. T., Hoàng, V. L., Nguyễn, T. H., Nguyễn, D. L., Đào, N. H., Nguyễn, Q. T., Bùi, H. H., Bùi, Q. H., Vũ, Đ. T., Văn, T. H., Ngô, T. V. A., Phạm, N. H., Nguyễn, T. H., Nguyễn, M. H., Cao, Đ. T., Dương, V. T., Nguyễn, M. L., Phan, T. H., Trần, D. H., Kiều, D. T. và Phạm, N. S. (2022). Báo cáo công tác thành lập bản đồ cấu trúc địa chất vùng biển và Hải đảo Việt nam trên cơ sở tài liệu Địa vật lý thu thập. Hà Nội, Viện Dầu khí Việt Nam: 132.

Nguyễn, V. H., Đỗ, B., Nguyễn, H. C., Đặng, Đ. N. và Nguyễn V. V. (1992 - 2004). Các báo cáo phân tích cổ sinh địa tầng trầm tích Kainozoi các GK thềm lục địa Việt Nam. Hà Nội, Lưu trữ Dầu khí.

Nielsen, L. H., and Abatzis, I. (2004). Petroleum potential of sedimentary basins in Vietnam: long - term geoscientific co - operation with the Vietnam Petroleum Institute. GEUS Bulletin, 4, 97 - 100.

Trần, N. T., Nguyễn, H. M., Nguyễn, T. H. và Nguyễn, A. Đ. (2019). Bể trầm tích Phú Khánh và Tài nguyên Dầu khí trong “Địa chất và tài nguyên Dầu khí Việt Nam”. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: 283 - 318.