Đánh giá hiện trạng trượt - sạt lở, bồi tụ và phân tích ổn định bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long

  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 19-05-2023
  • Sửa xong: 07-09-2023
  • Chấp nhận: 28-09-2023
  • Ngày đăng: 31-10-2023
Trang: 28 - 39
Lượt xem: 1006
Lượt tải: 39
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo này nghiên cứu diễn biến hiện trạng trượt - sạt lở, bồi tụ bờ sông Tiền và sông Hậu đồng bằng sông Cửu Long theo thời gian. Đồng thời, đánh giá ổn định bờ sông, cũng như đưa ra một số ảnh hưởng liên quan. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực địa và phân tích GEOSlope để đánh giá tình hình trượt - sạt lở và bồi tụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khu vực An Giang và Đồng Tháp xảy ra hiện tượng trượt - sạt lở nhiều nhất. Giai đoạn trước năm 2015, có 23 và 7 đoạn bờ sông với hiện tượng trượt - sạt lở thường xuyên xảy ra lần lượt trên sông Tiền và sông Hậu. Trong khi đó, có 28 đoạn bờ sông Tiền và 9 đoạn bờ sông Hậu xảy ra hiện tượng bồi tụ trong giai đoạn này. Giai đoạn từ 2015 đến nay, có 248 điểm trượt - sạt lở và bồi tụ xảy ra. Sự dịch chuyển của các đứt gãy kiến tạo và tính mất ổn định của bờ sông đã được minh chứng bằng phân tích thực địa và các mô hình trượt - sạt lở, những yếu tố này đã bổ sung thêm các nguyên nhân gây ra trượt - sạt lở trong vùng. Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân gân trượt - sạt lở trong lưu vực Sông Tiền và Sông Hậu nhằm cảnh báo và giúp chính quyền địa phương kịp thời đưa ra những biện pháp tích cực để phòng tránh và định hướng phát triển kinh tế xã hội phù hợp cho vùng.

Trích dẫn
Bùi Vinh Hậu và Trần Quang Tuấn, 2023. Đánh giá hiện trạng trượt - sạt lở, bồi tụ và phân tích ổn định bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 5, tr. 28-39.
Tài liệu tham khảo

Besset, M, Gratiot, N, Anthony, E. J., Bouchette, F, Goichot, M, Marchesiello, P. (2019). Mangroves and shoreline erosion in the Mekong River delta, Viet Nam. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 226, 106263.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017). Tài liệu Hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Báo cáo: Lún sụt đất và xói lở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng, nguyên nhân và định hướng giải pháp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2023). Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển. https://satlov2.vndss.com/. Tiếp cận từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2023.

Clark, P. U., Shakun, J. D., Marcott, S. A., Mix, A. C., Eby, M., Kulp, S. and Plattner, G. K. (2016). Consequences of twenty - first - century policy for multi - millennial climate and sea - level change. Nature climate change, 6(4), 360 - 369.

Diễn, T. L. T. (2021). Nghiên cứu dự báo ổn định bờ sông Hậu đoạn chảy qua tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ thích hợp. Luận án tiến sĩ, đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Điệp, N. T. H., Minh, V. Q., Trường, P. N., Thành, L. K., Vinh, L. T. Q. (2019). Diễn tiến tình hình sạt lở ven bờ sông Tiền và sông Hậu, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Can Tho Univ. J. Sci. 55, 125 - 133. https://doi.org/ 10.22144/ctu.jsi. 2019. 139.

Fujihara, Y., Hoshikawa, K., Fujii, H., Kotera, A., Nagano, T. and Yokoyama, S. (2016). Analysis and attribution of trends in water levels in the Vietnamese Mekong Delta. Hydrol. Process, 30, 835 - 845.

Hoài, H. C., Bảy, N. T., Khôi, Đ. N., Nga, T. N. Q. (2019). Phân tích nguyên nhân gây gia tăng xói lở bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khí tượng thủy văn Vietnam J. Hydrometeorol. 2019, 42 - 50. https://doi. org/10.36335/ vnjhm.2019(703).42 - 50.

Hoành, T. P. (2014). Hiện trạng xói lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2009 - 2013. Tạp chí Khoa học, (58), 161.

Liên đoàn bản đồ địa chất Miền Nam (2016). Báo cáo Điều tra, đánh giá địa động lực hiện đại để hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng ở đồng bằng sông Cửu Long; phụ lục số 1: Địa vật lý (2016).

Tho, N. V. (2020). Coastal erosion, river bank erosion and landslides in the Mekong Delta: Causes, effects and solutions. Springer Singapore. https://doi.org/10. 1007/978 - 981 - 15 - 2184 - 3.

Tri, V. K. (2012). Hydrology and hydraulic infrastructure systems in the Mekong Delta, Vietnam. In The Mekong Delta system: Interdisciplinary Analyses of a river delta (pp. 49 - 81). Dordrecht: Springer Netherlands.

Tỷ, T. V., Tiến, P. H., Thịnh. L. V., Hồng, H. T. C, Thắng, C. N., Duy, Đ. V., An, N. T., Anh, L. Q., Liêm, N. T. (2022). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định bờ sông: trường hợp nghiên cứu tại đoạn sông Chà Và, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học trường đại học Cần Thơ, tập 58, số 5A (2022):14 - 21.

Văn, C. T., Tuấn, L. A., Tuấn, N. C., Việt, C. T., Anh, L. N. (2021). Ứng dụng mô hình thủy động lực hai chiều (Mike 21) để mô phỏng chế độ bùn cát trên sông Hậu tại khu vực Long Xuyên - tỉnh An Giang. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Trái đất và Môi trường 5, 20 - 33.

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (2007). Dự báo các vị trí sạt lở trọng điểm trên hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai - Sài Gòn.

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (2017). Báo cáo về việc gia tăng sạt lở bờ sông, kênh rạch trong thời gian gần đây tại các tỉnh phía Nam. https://vawr.org.vn/. Tiếp cận năm 2023.

Các bài báo khác