Đánh giá khả năng phân hủy dầu trong mùn khoan dầu khí bằng chất hoạt hoá bề mặt sinh học của một số chủng vi sinh vật
- Tác giả: Trần Thị Thu Hương 1*, Nguyễn Văn Thịnh 2
Cơ quan:
1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
2 Khoa Dầu khí và Năng lượng, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận bài: 10-05-2023
- Sửa xong: 05-09-2023
- Chấp nhận: 02-10-2023
- Ngày đăng: 31-10-2023
- Lĩnh vực: Môi trường
Tóm tắt:
Mùn khoan được tạo ra trong quá trình khoan thăm dò và phát triển mỏ, bao gồm hỗn hợp đất, đá bị nhiễm dầu, hóa chất và dung dịch khoan. Việc xử lý nguồn rác thải này rất khó khăn và tốn kém nên chất hoạt động bề mặt sinh học do vi sinh vật tạo ra được coi là phương pháp xử lý sinh học có hiệu quả cao. Chất hoạt hóa bề mặt sinh học là hợp chất lưỡng cực cho phép hòa tan các chất không hòa tan vào nước, tạo ra dung dịch nhũ tương giúp vi sinh vật tiếp xúc tốt hơn với dầu và dễ dàng phân hủy dầu bị ô nhiễm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng phân hủy dầu trong mùn khoan bằng chất hoạt hoá bề mặt sinh học (CHHBMSH) do một số chủng vi sinh vật sinh ra. Kết quả cho thấy, 4 chủng vi sinh vật được tuyển chọn từ các khu vực Cát Bà, Huế và Vũng Tàu là Brevibacteria celere, Oligella ureolytica, Stenotrophomonas maltophilia và Paenibacillus mancerans đều có khả năng phân hủy dầu trong mùn khoan dầu khí. Chỉ số nhũ hóa (E24) cao nhất của bốn chủng sau 5 ngày nuôi lắc với tốc độ 200 vòng/phút ở điều kiện pH = 7,5; nhiệt độ 30°C; nồng độ NaCl 1%, nguồn carbon là saraline và DO đã ghi nhận giá trị lần lượt là 71, 52, 59 và 73%. Kết quả này chỉ ra rằng chất hoạt hóa bề mặt sinh học là nhóm hoạt chất có tiềm năng trong việc xử lý ô nhiễm trong ngành dầu khí nói riêng và xử lý ô nhiễm môi trường nói chung
Bami, M. S., Khazaeli, P., Forootanfar, H., Dehghannoudeh, G., Ohadi, M. (2020). Isolation and Identification of Biosurfactant Producing Bacterial Strain from Saline Soil Samples in Iran; Evaluation of Factors on Biosurfactant Production. Jundishapur Journal of Natural Pharmaceutical Products 15 (4).
Barakat, K. M., Hassan,S. W. M., Darwesh,O. M.(2017). Biosurfactant production by haloalkaliphilic Bacillus strains isolated from Red Sea, Egypt. The Egyptian Journal of Aquatic Research 43(3), 205-211.
Bui, H. D., Do, T. T. P., Tran, P. H. (2022).
Environment protection in oil and gas exploration and production activities, offshore Vietnam. Journal of oil and gas 12, 45 - 49.
Desai, J. D., Banat, I. M. (1997). Microbial production of surfactants and their commercial potential. Microbiol Mol Biol R 61(1), 47-64.
Eras-Muñoz, E., Farré, A., Sánchez, A., Font, X., Gea, T. (2022). Microbial biosurfactants: a review of recent environmental applications. Bioengineered 13(5), 12365-12391.
Guo, P., Xu, W., Tang, S., Cao, B., Wei, D., Zhang, M., Lin, J., Li, W. (2022). Isolation and Characterization of a Biosurfactant Producing Strain Planococcus sp. XW-1 from the Cold Marine Environment. Int J Environ Res Public Health 19(2), 782.
Joshi, P. A., Shekhawat,D. B.(2014). Screening and isolation of biosurfactant producing bacteria from petroleum contaminated soil. European Journal of Experimental Biology 4(4), 164-169.
Karanth, N. G. K., Deo, P. G., Veenanadig, N. K. (1999). Microbial production of biosurfactants and their importance. Current Science 77 (1), 116-126.
Lai, T. H. (1997). Lecture for Master in petroleum microbiology.Science and Technology Publishing House, 1997.
Lai, T. H., Duong, V. T., Nguyen, T. A., Tran, C. V., Doan, T. H. (2004). CHHBMSH-producing bacteria isolated from Nha Trang sea. Journal of Marine Science and Technology, 2, 2004, pp. 2- 13.
Maneerat, S. (2005). Production of biosurfactants using substrates from renewable-resources. Songklanakarin Journal of Science and Technology 27(3), 675-683.
Ohadi, M., Dehghannoudeh, G., Shakibaie, M., Banat, I. M., Pournamdari, M., Forootanfar, H. (2017). Isolation, characterization, and optimization of biosurfactant production by an oil-degrading Acinetobacter junii B6 isolated from an Iranian oil excavation site. Biocatalysis and Agricultural Biotechnology 12, 1-9.
Shah, M. U. H., Sivapragasam,M., Moniruzzaman, M., Yusup, S. B.(2016). A comparison of recovery methods of rhamnolipids producedby Pseudomonas aeruginosa. Procedia Engineering 148, 494-500.
Các bài báo khác