Biểu hiện của kiến tạo hoạt động khu vực Mường Tè dựa trên phân tích đặc điểm địa mạo - kiến tạo sử dụng chỉ số độ dốc chuẩn hóa

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Nhóm Nghiên cứu mạnh TGREEN, Hà Nội, Việt Nam
    3 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 06-04-2023
  • Sửa xong: 28-07-2023
  • Chấp nhận: 22-08-2023
  • Ngày đăng: 31-08-2023
Trang: 69 - 78
Lượt xem: 1124
Lượt tải: 17
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Khu vực Mường Tè nằm trong phần tây bắc thượng sông Đà, nơi được ghi nhận có hoạt động địa chất, tai biến rất phức tạp với tổ hợp các dạng địa hình mang dấu ấn rõ nét do hệ quả của va chạm kiến tạo giữa mảng Ấn Độ và mảng Á - Âu. Trong đó, hệ thống lineamet sắc nét nhất trong khu vực này kéo dài theo phương tây bắc đông nam từ vài km đến vài chục km và cho thấy chúng đang tác động mạnh mẽ lên sông, suối theo cả phương ngang và phương thẳng đứng. Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu sử dụng số liệu định lượng độ dốc chuẩn hóa của nhiều hệ thống sông suối khu vực Mường Tè được trích suất mô hình DEM ALOS từ ảnh 12,5 m ALOS để ghi nhận những biến đổi theo phương thẳng đứng của dòng chảy gây ra bởi hoạt động kiến tạo hiện đại. Kết quả cho thấy rằng khu vực có thể chịu ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo hiện đại tương đối mạnh bởi sự tập trung các giá trị độ dốc chuẩn hóa (ksn) lớn hơn 200 (m0.9) tại các vị trí giao cắt với đứt gãy theo phương tây bắc - đông nam . Chúng cũng là hệ quả của việc các dòng sông được làm trẻ hóa bởi hoạt động tân kiến tạo tác động đến mực xâm thực cơ sở. Việc chỉ ra sự có mặt của kiến tạo hiện đại cho thấy khu vực có các vùng sinh chấn cao dọc theo các hệ thống đứt gãy này và có khả năng gây ra nhiều rủi ro về tai biến địa chất.

Trích dẫn
Vũ Anh Đạo ., Trần Thanh Hải ., Ngô Xuân Thành ., Nguyễn Quốc Hưng ., Bùi Thị Thu Hiền, Đinh Quốc Văn, Phan Văn Bình . và Nguyễn Hữu Hiệp ., 2023. Biểu hiện của kiến tạo hoạt động khu vực Mường Tè dựa trên phân tích đặc điểm địa mạo - kiến tạo sử dụng chỉ số độ dốc chuẩn hóa, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 4, tr. 69-78.
Tài liệu tham khảo

Burbank, D. W., and Anderson, R. S. (2011). Tectonic geomorphology. John Wiley and Sons.

DiBiase, R. A., Heimsath, A. M., and Whipple, K. X. (2012). Hillslope response to tectonic forcing in threshold landscapes. Earth Surface Processes and Landforms, 37(8), 855 - 865.

Dinh, T. H., Chan, Y. C., Chang, C. P., Chen, C. T., and Hsu, Y. C. (2021). Deformation patterns and potential active movements of the Fansipan mountain range, northern Vietnam. International Journal of Earth Sciences, 110, 35 - 51.

Faure, M., Lepvrier, C., Van Nguyen, V., Van Vu, T., Lin, W., and Chen, Z. (2014). The South China block - Indochina collision: Where, when, and how?. Journal of Asian Earth Sciences, 79, 260 - 274.

Hung The Khuong, (2016). Application of digital elevation model for interpretation of geological structures: a case study of the Dien Bien area, Northwestern Vietnam. Journal of Mining and Earth Sciences, vol. 56, 38-48.

Hung The Khuong, (2021). Identification of Deep Tectonic Structures of the Pho Lu area, northwestern Vietnam using Digital Elevation Model and Earth focal mechanism, Journal of Mining and Earth Sciences, vol. 62(3). 75-86.

Kirby, E., and Whipple, K. (2001). Quantifying differential rock - uplift rates via stream profile analysis. Geology, 29(5), 415 - 418.

Lai, K. Y., Chen, Y. G., and Lâm, D. Đ. (2012). Pliocene - to - present morphotectonics of the Dien Bien Phu fault in northwest Vietnam. Geomorphology, 173, 52 - 68.

Snyder, N. P., Whipple, K. X., Tucker, G. E., and Merritts, D. J. (2000). Landscape response to tectonic forcing: Digital elevation model analysis of stream profiles in the Mendocino triple junction region, northern California. Geological Society of America Bulletin, 112(8), 1250 - 1263.

Tri, T.V., Khuc, V. (Eds.), (2011). Geology and Earth Resources of Vietnam. Publishing House for Science and Technology, Hanoi, Vietnam (645 pp.).

Whipple, K. X., Wobus, C., Crosby, B., Kirby, E., and Sheehan, D. (2007). New tools for quantitative geomorphology: extraction and interpretation of stream profiles from digital topographic data. GSA Short Course, 506, 1 - 26.

Wobus, C., Whipple, K. X., Kirby, E., Snyder, N., Johnson, J., Spyropolou, K., ... and Sheehan, D. (2006). Tectonics from topography: Procedures, promise, and pitfalls. In: Special Paper 398: Tectonics, Climate, and Landscape Evolution. Geological Society of America, 55 - 74.

Các bài báo khác