Nghiên cứu tính chất chắn của các đứt gãy khu vực VS, lô 16-1/15, bể trầm tích Cửu Long, Việt Nam

  • Cơ quan:

    1 Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP-ITC), Hà Nội, Việt Nam
    2 Vietsopetro, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    3 Công ty TNHH East Sea Stars, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 02-04-2023
  • Sửa xong: 29-07-2023
  • Chấp nhận: 17-08-2023
  • Ngày đăng: 31-08-2023
Trang: 60 - 68
Lượt xem: 917
Lượt tải: 11
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Các cấu trúc khép kín bởi đứt gãy đóng vai trò quan trọng trong việc chứa dầu khí để xác định khả năng chắn hydrocarbon của các đứt gãy, các phương pháp nghiên cứu trên thế giới hiện nay đều tập trung đánh giá ba yếu tố chính gây ảnh hưởng lên khả năng chắn của đứt gãy bao gồm: (1) chắn do kề áp thạch học, do tầng đá chứa kề áp với tầng đá chắn qua đứt gãy; (2) chắn bởi đới phá hủy đứt gãy (fault damage zone) tạo thành màn chắn thạch học được tạo thành bởi sét trong đới đứt gãy có độ rỗng và độ thấm kém; và (3) lịch sử hoạt động kiến tạo của đứa gãy khi trong quá trình đứt gãy hoạt động, các tích tụ dầu khí có thể bị phá hủy và hydrocacbon di thoát dọc theo đới đứt gãy. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp gián tiếp nhằm xây dựng mối quan hệ giữa áp suất với tính chất chắn trên bề mặt đứt gãy như SGR - Shale Gouge Ratio ở các vỉa khác nhau trong cùng điều kiện địa chất từ tất cả các mỏ trong khu vực và trên thế giới, từ đó giúp đánh giá khả năng chắn của đứt gãy. Đánh giá khả năng chắn đứt gãy theo mô hình 3D cho các cấu tạo trong trầm tích Oligocen D, Oligocen C và Miocen dưới nhằm phục vụ công tác đánh giá tiềm năng dầu khí khu vực VS và giảm thiểu rủi ro cho công tác khoan thăm dò - thẩm lượng tiếp theo ở lô 16-1/15, bể Cửu Long. Tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan và địa chất được sử dụng để xây dựng mô hình cấu trúc và mô hình thạch học trầm tích. Các thông số như phương vị, biên độ dịch chuyển đứt gãy, thể tích sét, độ sâu chôn vùi, tỷ trọng chất lưu, áp suất,... sẽ được kết hợp để đánh giá khả năng chắn của đứt gãy và khả năng chịu được chiều cao cột dầu tối đa của mỗi đứt gãy ở khu vực nghiên cứu, từ đó giúp đánh giá tiềm năng ở các cấu tạo chưa khoan trong khu vực nghiên cứu.

Trích dẫn
Nguyễn Việt Hùng, Phạm Xuân Sơn, Nguyễn Minh Tâm, Đoàn Đình Quang, Nguyễn Văn Thanh và Lại Quốc Lập, 2023. Nghiên cứu tính chất chắn của các đứt gãy khu vực VS, lô 16-1/15, bể trầm tích Cửu Long, Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 4, tr. 60-68.
Tài liệu tham khảo

Bojesen-Koefoed, J. A., Nytoft, H. P., and Dau, N. T. (2009). Petroleum composition in the Cuu Long basin (Mekong basin) offshore southern Vietnam. Marine and Petroleum Geology, 26(6), 899-908.

Bretan, P., Yeilding, G., Jones, H., (2003). Using calibrated shale gouge ratio to estimate hydrocarbon column heights. AAPG Bullentin 87(3). 397-413.

Dam, M. H., and Quang, C. D. (2015). Sequence stratigraphy and determination of Early Miocene-Oligocene sedimentation environment of block 09-3 in Cuu Long basin based on the characteristic of freshwater dinocyst group and palynofacies analysis. Petro Vietnam(7), 24-32.

Fulljames J. R., Zijerveld L. J. J., Franssen R. C. M. W. (1997). Fault seal processes: systematic analysis of fault seals over geological and production time scales. Norwegian Petroleum Society, Special Publications, (Vol. 7, pp. 51-59). Elsevier.

Lindsay, N. G., Murphy, F. C., Walsh, J. J., and Watterson, J., (1992). Outcrop studies of shale smears on fault surface. The geological modelling of hydrocarbon reservoirs and outcrop analogues, 113-123.

Nguyễn, H. (2007). Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.

Schmidt, W. J., Hoang, B. H., Handschy, J. W., Hai, V. T., Cuong, T. X., and Tung, N. T. (2019). Tectonic evolution and regional setting of the Cuu Long Basin, Vietnam. Tectonophysics, 757, 36-57.

Yielding, G., Bretan, P., and Freeman, B., (2010). Fault seal calibration: a brief review. Geological Society, London, Special Publications, 347(1), 243-255.

Yielding, G., (2015). Trapping of buoyant fluids in fault-bound structures. Geological Society, London, Special Publications 421(1). 29-39.

Các bài báo khác