Kết hợp bình sai lưới tự do với phép biến đổi S và phép lọc Kalman với bình sai sử dụng sai số số liệu gốc trong phân tích chuyển dịch biến dạng

  • Cơ quan:

    Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 22-03-2023
  • Sửa xong: 29-07-2023
  • Chấp nhận: 24-08-2023
  • Ngày đăng: 31-08-2023
Trang: 31 - 37
Lượt xem: 590
Lượt tải: 6
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Để đánh giá sự chuyển dịch của tọa độ của các điểm lưới GNSS theo số liệu đo các chu kỳ, lý thuyết bình sai lưới tự do đã ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc thay đổi các điểm ổn định trong các chu kỳ nếu chỉ xét hiệu tọa độ sau bình sai theo cách thông thường sẽ không chính xác bởi vì kết quả bình sai lưới tự do tọa độ được xác định với các điểm gốc khác nhau. Do đó, cần phải chuyển tọa độ của chu kỳ trước về hệ tọa độ chu kỳ sau và trong bài báo này yêu cầu áp dụng phép biến đổi S (S - transformation) để phân tích. Ngoài sự dịch chuyển của tọa độ của các điểm, cần xác định thêm các tham số vận tốc và gia tốc chuyển dịch. Trong bài báo đã nghiên cứu phương pháp đánh giá sự dịch chuyển trên cơ sở sử dụng số liệu đo lưới GNSS trong các chu kỳ và ứng dụng lý thuyết bình sai lưới tự do và phép biến đổi S, kỹ thuật lọc Kalman và kết hợp lý thuyết bình sai với sai số số liệu gốc để xác định ma trận hiệp phương sai của vectơ trạng thái trong quá trình lọc, nhằm phân tích độ dịch chuyển trên vùng thực nghiệm khu vực sông Sài Gòn. Các phân tích kết luận dịch chuyển dựa theo phân bố Student (t - distribution). Trong nghiên cứu, tác giả đã xem xét 2 mô hình tĩnh và động và cho kết quả tính toán thống nhất. Mô hình động cho phép xác định vận tốc và gia tốc chuyển dịch biến dạng. Đã chứng minh lý thuyết nhằm phát triển kỹ thuật lọc Kalman đối với bài toán phân tích biến dạng ứng dụng công nghệ GNSS.

Trích dẫn
Hoàng Ngọc Hà, 2023. Kết hợp bình sai lưới tự do với phép biến đổi S và phép lọc Kalman với bình sai sử dụng sai số số liệu gốc trong phân tích chuyển dịch biến dạng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 4, tr. 31-37.
Tài liệu tham khảo

Casula, G., (2016). Geodynamics of the Calabrian Arc area (Italy) inferred from a dense GNSS network observations. Geodesy and Geodynamics7(1), 76-86.

Hoàng Ngọc Hà, Phạm Thanh Thạo,(2016.). Ứng dụng lý thuyết bình sai tự do lưới không gian trong phân tích độ dịch chuyển đứt gãy sông Sài Gòn.Tài nguyên và môi trường, số 23(253),Kỳ 1,12/.

Hà Minh Hòa, Nguyễn Ngọc Lâu, Dương Chí Công,(2004). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS để xác định chuyển dịch vỏ trái đất trên khu vực đứt gẫy Lai châu - Điện biên. Đề tài KHCN cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2002 - 2004. Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.

 Kalman, R.E., (1960).A new approach to linear filtering and prediction problems,,J Basic Eng 82D.

Kuhlmann, H.: Kalman, (2003). Iltering with coloured measurement noise for deformation analysis, in: Proceedings of 11th FIG Symposium on Deformation Measurements, 25–28 May, Santorini,Greece, 2003, 455–462.

Markuze,Y. U. I. , Hoàng Ngọc Hà, (1991). Bình sai các mạng lưới không gian mặt đất và vệ tinh, Nhà xuất bản Nhedra Matxcơva. Sách chuyên khảo (tiếng Nga). 1991.

Markuze,Y. U. I, Gôlubev, V.V.(2010). Lý thuyết xử lý toán học lưới trắc địa. Alma Mater. (Tiếng Nga).

Welsch, W. M. and Heunecke, O., (2001).Models and terminology for the analysis of geodetic monitoring observations, in: Proceedingsof the 10th International Symposium on Deformation Measurements, Orange, California, USA, 390–412.

Vy Quốc Hải, Trần Đình Tô, Dương Chí Công, (2005). Xác định chuyển dịch hiện đại đới đứt gẫy sông Đà và đới đứt gẫy Sơn La-Bỉm Sơn bằng số liệu GPS. Địa chất và Khoáng sản, số 9, trang 257-265.