Quan trắc đường ray tàu điện trong các mỏ than hầm lò bằng công nghệ quét laser 3D mặt đất

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Công ty Topcon Singapore Positioning Pte. Ltd
    3 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    nguyenquoclong @humg.edu.vn
  • Nhận bài: 12-01-2023
  • Sửa xong: 14-04-2023
  • Chấp nhận: 26-04-2023
  • Ngày đăng: 30-04-2023
Trang: 91 - 100
Lượt xem: 1478
Lượt tải: 14
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Vận tải tàu điện hay xe goòng là một trong các hệ thống vận tải quan trọng trong các mỏ than hầm lò. Sự ổn định của hệ thống đường ray tàu điện trong mỏ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như địa chất và khai thác. Để đánh giá độ ổn định đường ray tàu điện trong mỏ than hầm lò, hoạt động quan trắc được thực hiện định kỳ, nhằm cung cấp dữ liệu chính xác về hiện trạng của hệ thống đường ray, sớm phát hiện các dịch chuyển biến dạng của hệ thống. Bài báo trình bày kết quả quan trắc đường ray tàu điện trong mỏ than hầm lò bằng công nghệ quét laser 3D mặt đất (TLS). Quy trình ứng dụng đã được nhóm nghiên cứu đề xuất và áp dụng, bắt đầu từ thiết kế phương án; thu thập dữ liệu trên thực địa trước khi được xử lý dữ liệu và đưa ra kết quả đánh giá. Thực nghiệm được tổ chức tại đường ray tàu điện ở đường lò vận tải chính mức -350 m của mỏ than Núi Béo. Các thiết bị sử dụng bao gồm: (1) máy quét laser mặt đất Topcom GLS 2000, (2) đo cao độ mặt thanh ray bằng máy thủy bình điện tử, (3) đo khoảng cách giữa các thanh ray bằng thước thép; xử lý dữ liệu đám mây điểm (PC), đo khoảng các giữa các thanh ray và cao độ mặt thanh ray trên PC. Kết quả so sánh giữa TLS và đo trực tiếp bằng thước thép cho thấy sai số lớn nhất không quá 3 mm và đáp ứng được yêu cầu của công tác quan trắc đường ray tàu điện trong mỏ than hầm lò.

Trích dẫn
Phạm Văn Chung, Lê Văn Cảnh, Nguyễn Quốc Long, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Việt Hưng, 2023. Quan trắc đường ray tàu điện trong các mỏ than hầm lò bằng công nghệ quét laser 3D mặt đất, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 2, tr. 91-100.
Tài liệu tham khảo

Bazarnik, M., (2018). Slope stability monitoring in open pit mines using 3D terrestrial laser scanning. E3S Web Conf., 66, 01020.  Retrieved from https://doi.org/10.1051/e3sconf/20186601020

Bộ Công Thương, (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò.

Kovanič, L., and Blišťan, P., (2014). Quarry Wall Stability Assessment Using TLS Method. Advanced Materials Research, 1044-1045, 603-606. doi:10.4028/www.scientific.net/AMR.1044-1045.603

Mohammadi, M., Rashidi, M., Mousavi, V., Karami, A., Yu, Y., and Samali, B., (2021). Quality Evaluation of Digital Twins Generated Based on UAV Photogrammetry and TLS: Bridge Case Study. Remote Sensing, 13(17), 3499.  Retrieved from https://www.mdpi.com/2072-4292/13/17/3499

Nguyễn, V. N., and Võ, N. D., (2016). Nghiên cứu khả năng ứng dụng máy quét laser 3D mặt đất trong quản lý xây dựng ‐ khai thác mỏ hầm lò. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ ‐ Địa chất, 57(8).

Nguyễn, V. N., Vũ, Q. L., Nguyễn, Q. L., Phạm, T. L., Phạm, V. C., and Nguyễn, T. T. H., (2019). Quét laser mặt đất – công nghệ địa không gian trong công nghiệp khoáng sản. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Nguyenkimjsc., (2022). Máy thủy chuẩn điện tử Trimble DINI 03.  

Pham, T. D., Pham, Q. K., Cao, X. C., Nguyen, V. H., and Ngo, S. C., (2021). The capability of terrestrial laser scanning for monitoring the displacement of high-rise buildings. Test, 1(2). doi:10.29227/IM-2021-02-47

Rashidi, M., Mohammadi, M., Sadeghlou Kivi, S., Abdolvand, M. M., Truong-Hong, L., and Samali, B. (2020). A Decade of Modern Bridge Monitoring Using Terrestrial Laser Scanning: Review and Future Directions. Remote Sensing, 12(22), 3796.  Retrieved from https://www.mdpi.com/2072-4292/12/22/3796

SISC. (2020). http://www.sisc.com.vn/.  

Topcon Victory, (2022). Thiết bị Laser Scan GLS-2200 Hãng Topcon-Nhật Bản. https://topconvn.com/. 

Võ, C. M., (2016). Trắc địa mỏ. Việt Nam: NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

Wang, W., Zhao, W., Huang, L., Vimarlund, V., and Wang, Z., (2014). Applications of terrestrial laser scanning for tunnels: a review. Journal of Traffic and Transportation Engineering (English Edition), 1(5), 325-337. doi:https://doi.org/10.1016/S2095-7564(15)30279-8

Xie, L., Yan, E., Wang, J., Lu, G., and Yu, G., (2018). Study on evolutionary characteristics of toppling deformation of reverse-dip layered rock slope based on surface displacement monitoring data. Environmental earth sciences, 77(4), 1-8. doi:10.1007/s12665-018-7352-3.

Các bài báo khác