Nghiên cứu thiết kế xe đẩy đa năng hỗ trợ quá trình chăm sóc bệnh nhân

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 09-01-2023
  • Sửa xong: 03-04-2023
  • Chấp nhận: 28-04-2023
  • Ngày đăng: 30-04-2023
Trang: 59 - 67
Lượt xem: 1294
Lượt tải: 6
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Xe đẩy, xe lăn và ghế bô là những thiết bị quan trọng trong đời sống của người khuyết tật chân, người già yếu và người bệnh đang trong quá trình điều trị, cùng với người chăm sóc họ. Hiện nay, những thiết bị này trên thị trường được thiết kế cho một vài mục đích nhất định như: di chuyển, đi vệ sinh, ngồi nghỉ. Do đó chỉ sử dụng một thiết bị (chiếc xe) để thực hiện các công việc chăm sóc người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày là rất khó khăn. Vì vậy, bài báo này trình bày nghiên cứu thiết kế xe đẩy đa năng hỗ trợ quá trình chăm sóc người bệnh - thiết bị này có thể thực hiện nhiều chức năng theo nhu cầu sử dụng bằng cách đề xuất một số cải tiến mới tăng độ ổn định của xe và thuận tiện trong quá trình sử dụng như: cơ cấu khóa hai nửa ghế, cơ cấu nâng bằng cơ khí để điều chỉnh chiều cao của ghế một cách linh hoạt, tấm tựa lưng có thể thay đổi vị trí (trước sau) cho phép người bệnh ngồi theo nhiều tư thế trong quá trình di chuyển cũng như đi vệ sinh, giúp người bệnh thoải mái hơn trong quá trình sử dụng. Kết hợp với việc sử dụng các phần mềm tính toán, phân tích kết cấu như NX và SAP2000 để tối ưu hóa thiết kế, giúp quá trình tính toán, thiết kế được thực hiện một cách nhanh chóng với mục đích giảm trọng lượng của xe mà vẫn đảm bảo độ bền, độ cứng vững và an toàn cho xe trong quá trình làm việc. Thực hiện nghiên cứu này là cơ sở ban đầu để nhanh chóng đưa sản phẩm xe đẩy đa năng hỗ trợ quá trình chăm sóc bệnh nhân vào thực tế.

Trích dẫn
Nguyễn Khắc Lĩnh, Đoàn Văn Giáp, Phạm Văn Tiến và Lê Thị Hồng Thắng, 2023. Nghiên cứu thiết kế xe đẩy đa năng hỗ trợ quá trình chăm sóc bệnh nhân, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 2, tr. 59-67.
Tài liệu tham khảo

Đỗ Q. T. (2011). Thiết kế tự động kết cấu thép nhà công nghiệp bằng phần mềm SAP2000 V10, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, Số 27, 66 - 70.

Mohammed, M. N., Khrit, N. G., Abdelgnei, M. A., Abubaker, E. S., Muftah, A. F., Omar, M. Z., and Salleh, M. S. (2012). A new design of multi-functional portable patient bed. Jurnal Teknologi (Sciences and Engineering), 59, 61 - 66.

Nguyễn Đ. Đ., Đào N. M. (2011). Sức bền vật liệu và kết cấu, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 215 trang.

Trần H. N., Vũ T. A., Nguyễn Q. C. (2019). Tối ưu trọng lượng khung thép cột đặc dàn vì kèo sử dụng thuật toán tiến hóa vi phân. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD)-ĐHXDHN, 13(5V), 55-64.

Tuệ V. (2020). Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế sản xuất trong nước. https:// baochinhphu.vn/print/phat - trien - cong - nghiep - trang - thiet - bi - y - te - san - xuat - trong - nuoc - 102276530.htm.

Võ T. Q., Phan P. T., Trương T. T., Võ T. R., Phạm Q. D. (2018). Nghiên cứu thiết kế giường đa năng có chức năng phòng ngừa và điều trị cho bệnh nhân. Tạp chí khoa học công nghệ, Số 33, 45 - 48.

Các bài báo khác