Đánh giá khả năng hóa lỏng của cát phân bố ở khu vực Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Phòng Xuất bản, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
    3 Công ty Cổ phần Đào tạo - Xây dựng và Phát triển nguồn nhân lực6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
    4 Phòng Quản lý đô thị Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 12-12-2022
  • Sửa xong: 31-03-2023
  • Chấp nhận: 20-04-2023
  • Ngày đăng: 30-04-2023
Trang: 29 - 37
Lượt xem: 1177
Lượt tải: 13
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Hóa lỏng của cát không phải là hiện tượng địa chất hiếm gặp từ trước đến nay. Khi xảy ra, nó gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Tuy nhiên, khu vực Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù là một khu kinh tế, chính trị đầu tầu của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi rất nhiều công trình với tải trọng khác nhau và những khu nhà cao tầng đã, đang và sẽ được tiến hành xây dựng, nhưng cát phân bố ở khu vực này chưa được đánh giá nguy cơ xảy ra hóa lỏng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá nguy cơ hóa lỏng của cát thuộc phức hệ thạch học cát nguồn gốc sông biển Pleistocene trên amSQ13 phân bố ở khu vực Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thông qua kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) với các kịch bản gia tốc nền lớn nhất khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi gia tốc nền amax = 0,0848 g, ít điểm trong khu vực này xảy ra hóa lỏng. Tuy nhiên, khi gia tốc nền tăng lên, cụ thể amax = 0,1 g và amax = 0,15 g thì đã có tương ứng 8% và 68% số điểm khảo sát trong khu vực xảy ra hóa lỏng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với độ sâu khoảng 20 m, hóa lỏng tại khu vực Quận 1 vẫn có thể xảy ra với kịch bản amax = 0,1 g và amax = 0,15 g. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm các tham khảo cho các nhà nghiên cứu, quy hoạch không gian đô thị khu vực này.

Trích dẫn
Nguyễn Văn Hùng, Bùi Trường Sơn, Nguyễn Thị Nụ, Võ Nhật Luân, Võ Thị Công Chính và Nguyễn Tuấn Đạt, 2023. Đánh giá khả năng hóa lỏng của cát phân bố ở khu vực Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 64, kỳ 2, tr. 29-37.
Tài liệu tham khảo

Andrus, R. D., and Stokoe II, K. H. (2000). Liquefaction resistance of soils from shear-wave velocity. Journal of geotechnical and geoenvironmental engineering, 126(11), 1015-1025.

Bùi, V. B. (2014a). Nghiên cứu khả năng hóa lỏng của cát hệ tầng Thái Bình (aQ23tb) ở khu vực Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật. Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Bùi, V. B., Nguyễn, T. D., Phùng, H. H., Nguyễn, V. H. (2014b), Nghiên cứu ảnh hưởng của tần số và áp lực hông đến khả năng hóa lỏng của cát hệ tầng Thái Bình dưới (aQ23 tb1) bằng thí nghiệm 3 trục chu kỳ, Báo cáo hội nghị khoa học Trường Đại học Mỏ - Địa chất lần thứ 21.

Ishihara, K., and Yoshimine, M. (1992). Evaluation of settlements in sand deposits following liquefaction during earthquakes. Soils and foundations, 32(1), 173-188.

Lê, T.  T. (2014). Nghiên cứu tính chất cơ học động của một số loại đất nền khu vực Hà Nội. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ.

Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Nam, (2010). Biên hội bản đồ địa chất, bản đồ địa chất thủy văn và bản đồ địa chất công trình Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/50.000.

Marcuson, W. F., III, (1978). Definition of Terms Related to Liquefaction. Journal of Geotechnical Engineering, ASCE.

Mogami, T., and K. Kubo, (1953) .The behavior of soils during vibration. Proceedings of the 3rd International Conference on Soil Mechanics and Foundation Engineering, Zurich, Switzerland, Vol. 1, pp. 152-155.

Nguyễn, T. D. (2014). Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần hạt đến khả năng hóa lỏng của cát phân bố ở khu vực nội thành Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kỹ thuật. Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Nguyễn, T. N., Bùi, T. S. (2020). Các hệ số đánh giá khả năng hóa lỏng của cát xác định từ kết quả thí nghiệm SPT. Áp dụng cho đất loại cát tại khu vực Quảng Trị. ERSD 2020- Khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững, 70-77.

Nguyễn, V. H., Võ, N. L., Bùi, V. B., Phùng, H. H., Nguyễn, T. S. (2021). Nghiên cứu đặc điểm địa kỹ thuật của phức hệ thạch học cát nguồn gốc sông biển Pleisstocene trên amSQ13) tại khu vực Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ xây dựng công trình ngầm đô thị. Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc ACEA - VIETGEO 2021, trang 100-109.

Seed, H. B., and Idriss, I. M. (1971). Simplified procedure for evaluating soil liquefaction potential. Journal of the Soil Mechanics and Foundations division, 97(9), 1249-1273.

Silver, M. L., and Seed, H. B. (1971). Volume changes in sands during cyclic loading. Journal of the Soil Mechanics and Foundations Division, 97(9), 1171-1182.

TCVN 9386 : 2012 - Thiết kế công trình chịu động đất.

Terzaghi, K., and Peck, R. B. (1948). Soil mechanics. Engineering Practice. John Wiley and Sons, Inc., New York.

Tokimatsu, K., and Seed, H. B. (1987). Evaluation of settlements in sands due to earthquake shaking. Journal of geotechnical engineering, 113(8), 861-878.

Võ, P., Nguyễn, Đ. H. (2016). Đánh giá sức chịu tải của nền cát hóa lỏng dưới móng bè. Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, 11(1), 84-95.

Zhang, G., Robertson, P. K., and Brachman, R. W. (2002). Estimating liquefaction-induced ground settlements from CPT for level ground. Canadian Geotechnical Journal, 39(5), 1168-1180.

Các bài báo khác