Ứng dụng phương pháp gián tiếp xác định tỷ lệ amoniac (NH3) trong hệ thống giám sát môi trường nước thủy sản

  • Cơ quan:

    1 Viện Công nghệ thông tin - VAST, Hà Nội, Việt Nam
    2 Viện Công nghệ vũ trụ - VAST, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 08-03-2022
  • Sửa xong: 19-06-2022
  • Chấp nhận: 21-07-2022
  • Ngày đăng: 31-08-2022
Trang: 102 - 112
Lượt xem: 3323
Lượt tải: 2202
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 220
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Sản xuất thủy sản là một trong những lĩnh vực thế mạnh mang lại nguồn lợi kinh tế lớn trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc kiểm soát được môi trường nước thủy sản luôn là một bài toán phức tạp trên cả hai mặt giải pháp và triển khai. Các hệ thống giám sát hiện nay đều có khả năng đo đạc được với đa phần các chỉ số nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn với các chỉ số đặc biệt như NH3, H2S khi tích hợp nhiều thiết bị chuyên dụng, quy trình đo phức tạp hoặc chờ đợi kết quả từ phòng thí nghiệm. Do đó, việc triển khai gặp trở ngại và làm tăng chi phí đầu tư. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả đưa vào ứng dụng một phương pháp đo gián tiếp để xác định tỷ lệ amoniac (NH3) cho một hệ thống giám sát tự động môi trường nước thủy sản. Hệ thống giám sát sẽ theo dõi các chỉ số nước cơ bản trong quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước nuôi thủy sản bao gồm: nhiệt độ, độ mặn, pH và dựa vào đó để tính toán xác định tỷ lệ NH3 – yếu tố chính gây ra thiệt hại trong ngành thủy sản hiện nay. Việc ứng dụng phương pháp đo gián tiếp này nhằm đánh giá trực tiếp biến động của chỉ số amoniac NH3 và góp phần gọn nhẹ đối với các mô hình quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản.

Trích dẫn
Vương Huy Hoàng, Phạm Ngọc Minh và Ngô Duy Tân, 2022. Ứng dụng phương pháp gián tiếp xác định tỷ lệ amoniac (NH3) trong hệ thống giám sát môi trường nước thủy sản, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 4, tr. 102-112.
Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (2014). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. QCVN02-19: 2014/BNNPTNT.

Bộ Thủy sản, (2001). Quy chuẩn ứng xử cho nghề cá có trách nhiệm. Trung tâm Thông tin KHKT và kinh tế thủy sản – Bộ Thuỷ sản.

Carol E. B., Joseph P. B., (1978). Ionization of Ammonia in Seawater: Effects of Temperature, pH, and Salinity. Journal of the Fisheries Board of Canada, July 1978.

Claude E. B., Frank L., (1979). Water quality management in pond fish culture. International Center for Aquaculture Agricultural Experiment Station, April-1979.

Emerson K. , Russo R. C., Richard E. L., Robert V. T., (2011). Aqueous Ammonia Equilibrium Calculations: Effect of pH and Temperature. Journal of the Fisheries Research Board of Canada, April-2011.

Franklin D. A., Edward L. L., (2019). Ammonia toxicity and adaptive response in marine fishes.  Indian Journal of Geo Marine Sciences, March-2019.

Sở  Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, (2018). Nghiên cứu  Amoni và Amoniac trong sản xuất Postlarvae. https://ninhthuan.gov.vn.

Các bài báo khác