Lời giải giải tích xác định trường áp lực nước lỗ rỗng xung quanh giếng khoan nằm ngang
Cơ quan:
1 Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn, Hà Nội, Việt Nam
2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Áp lực nước lỗ rỗng, Dòng thấm, Địa chất sâu, Giếng khoan nằm ngang, Lời giải giải tích, Lưu lượng nước.
- Nhận bài: 24-03-2022
- Sửa xong: 05-07-2022
- Chấp nhận: 31-07-2022
- Ngày đăng: 31-08-2022
- Lĩnh vực: Dầu khí và năng lượng
Tóm tắt:
Giếng khoan thường được đặt trong môi trường địa chất bão hòa nước. Việc xác định trường áp lực nước lỗ rỗng xung quanh giếng là cần thiết trong quá trình tính toán thiết kế và thi công giếng khoan. Bài báo này trình bày cách tiếp cận giải tích để xác định trường áp lực nước lỗ rỗng xung quanh giếng khoan nằm ngang ở tầng địa chất sâu đồng nhất, đẳng hướng hoặc đẳng hướng ngang. Khi đó, giếng khoan được coi là nằm trong môi trường vô hạn. Áp lực nước lỗ rỗng ở vách giếng, bằng với áp lực dung dịch khoan, cùng với áp lực nước lỗ rỗng ở vô cùng được giả thiết là không đổi. Các lời giải giải tích được xây dựng dựa trên lý thuyết về sự vận chuyển chất lỏng trong môi trường có lỗ rỗng và kỹ thuật ánh xạ bảo giác của phương pháp biến phức. Lời giải được xây dựng với điều kiện dòng thấm không ổn định cho trường hợp môi trường đẳng hướng cùng với điều kiện dòng thấm ổn định cho trường hợp môi trường đẳng hướng ngang. Độ chính xác của các lời giải giải tích được xác nhận bằng việc so sánh các kết quả của chúng với các kết quả mô phỏng số dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn. Các lời giải nhận được có thể được sử dụng như những công cụ để xác định nhanh chóng và chính xác trường áp lực lỗ rỗng xung quanh giếng khoan nằm ngang phục vụ đánh giá sự ổn định của vách giếng trong quá trình thiết kế sơ bộ giếng khoan cũng như lượng nước chảy về giếng. Ngoài ra, các lời giải giải tích cũng có thể được dùng như những lời giải tham chiếu để đánh giá độ chính xác và độ tin cậy của các mô hình số.
El Tani M., (2003). Circular tunnel in a semi-infinite aquifer. Tunn Undergr Space Technol 18 (1). 49–55.
Fitts, C. R., (2006). Exact solution for two-dimensional flow to a well in an anisotropic domain. Ground Water 44(1). 99–101.
Jacob C. E., Lohman S. W., (1952). Nonsteady flow to a well of constant drawdown in an extensive aquifer. Trans AGU 33(4). 559–569.
Lekhnitskii S. G., (1963). Theory of elasticity of an anisotropic elastic body. San Francisco: Holden-Day, Inc.
Ming H., Wang M., Tan Z., Wang X., (2010). Analytical solutions for steady seepage into an underwater circular tunnel. Tunn Undergr Space Technol. 25(4). 391–396.
Nguyễn Thế Phùng, (2019). Thiết kế hầm giao thông. Nhà xuất bản Xây dựng. 384 trang.
Park K., Owatsiriwong A., Lee J., (2008). Analytical solution for steady-state groundwater inflow into a drained circular tunnel in a semi-infinite aquifer: a revisit. Tunn Undergr Space Technol. 23 (2). 206–209.
Perrochet, P., (2005). A simple solution to tunnel or well discharge under constant drawdown. Hydrogeol. J. 13. 886–888.
Trần Tuấn Minh, (2020). Cơ học và tính toán kết cấu chống giữ công trình ngầm (Tập 2). Nhà xuất bản Xây dựng. 372 trang.
Vũ Thị Thùy Giang, Đỗ Như Tráng, (2012). Phân tích thời điểm lắp dựng kết cấu vỏ hầm theo phương pháp khống chế hội tụ. Tạp chí Cầu đường Việt Nam 5. 25-30.
Wang H. F., (2000). Theory of linear poroelasticity with applications to geomechanics and hydrogeology. Princeton University Press, Princeton.
Các bài báo khác