Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Lý Sơn và tiềm năng khoáng sản liên quan

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên Môi trường Biển khu vực phía Bắc, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 28-02-2022
  • Sửa xong: 30-06-2022
  • Chấp nhận: 03-08-2022
  • Ngày đăng: 31-08-2022
Trang: 61 - 71
Lượt xem: 4192
Lượt tải: 2235
Yêu thích: 5.0, Số lượt: 223
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Vùng biển đảo Lý Sơn nằm ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi có đặc điểm địa hình đáy biển phức tạp bởi sự có mặt của các thực thể ám tiêu san hô ngầm phát triển xung quanh cấu trúc núi lửa cổ là đảo Lý Sơn. Kết quả phân tích thành phần độ hạt và khoáng vật đã cho thấy trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Lý Sơn gồm 09 trường trầm tích: sạn cát bùn, cát, cát sạn, cát lẫn sạn, cát bùn sạn, cát bùn lẫn sạn, cát bùn, cát bột, bùn sạn với thành phần chủ yếu là thạch anh (15,0÷71,0%), vụn sinh vật (27,0÷81,0%), ít mảnh đá, felspat. Điều này chỉ ra rằng, nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu cho trầm tích tầng mặt ở khu vực nghiên cứu có tính đa nguồn gốc. Sự phân bố của các trường trầm tích tương đối phức tạp: khu vực phía bắc của vùng chủ yếu tập trung các trầm tích hạt thô (sạn cát, cát,…), trong khi đó khu vực phía nam có sự tham gia của hợp phần bùn và bột. Kết quả phân tích mẫu trọng sa cho thấy các khoáng vật chủ yếu là Ilmenit, zircon,… với hàm lượng rất nghèo và ít có triển vọng kinh tế (Ilmenit chiếm 23,57÷23,83 g/m3; zircon chiếm 0,33÷4,53 g/m3); bên cạnh đó, khoáng sản làm vật liệu xây dựng tập trung chủ yếu trong các trường trầm tích hạt thô (cát, cát sạn, cát lẫn sạn) lại có tiềm năng kinh tế phục vụ cho nhu cầu xây dựng trên đảo Lý Sơn.

Trích dẫn
Phan Văn Bình, Trịnh Nguyên Tính, Lê Anh Thắng, Trần Thanh Hải, Ngô Thị Kim Chi, Nguyễn Hữu Hiệp và Bùi Thu Hiền, 2022. Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Lý Sơn và tiềm năng khoáng sản liên quan, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 4, tr. 61-71.
Tài liệu tham khảo

Đỗ Tử Chung, Trịnh Nguyên Tính, (2015). Điều tra địa mạo, địa chất, khoáng sản một số đảo và cụm đảo lớn, quan trọng, tỷ lệ 1:50.000. Thuộc Dự án thành phần 2. Trung tâm Quy hoạch điều tra Tài nguyên và Môi trường khu vực phía Bắc.

Folk, R. L., (1957). Petrology of Sedimentary RocksFolk, R. L., 1974, Petrology of Sedimentary Rocks, Austin, Texas: Hemphill Press, 182p.

Hoàng Văn Long, Phan Văn Bình, Nguyễn Hữu Hiệp, (2015). Báo cáo “Lập bản đồ trầm tích tầng mặt đảo Lý Sơn”, thuộc dự án “Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường một số hải đảo, cụm đảo lớn, quan trọng phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải”. Trung tâm Quy hoạch điều tra Tài nguyên và Môi trường khu vực phía Bắc.

Nguyễn Biểu, (2009). Báo cáo tổng kết đề án "Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000". Trung tâm Quy hoạch điều tra Tài nguyên và Môi trường khu vực phía Bắc.

Nguyễn Văn Trang, (1986). Thành lập “Bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 loạt tờ Huế - Quảng Ngãi”. Trung tâm thông tin, lưu trữ và tạp chí địa chất- Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam.

Phan Văn Bình, Hoàng Văn Long, Trịnh Nguyên Tính, Đỗ Tử Chung, (2020). Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Lý Sơn. Hội nghị toàn quốc khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững (ERSD 2020).

Trịnh Nguyên Tính, Đào Mạnh Tiến, (2012). Báo cáo tổng kết dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam”, Trung tâm Quy hoạch điều tra Tài nguyên và Môi trường khu vực phía Bắc.

Wentworth, C. K., (1922). A scale of grade class terms for clastic sediments. Journal of Geology, 30, 22pp. 

Các bài báo khác