Đánh giá độ tin cậy của công tác thăm dò và tính trữ lượng Urani mỏ Bình Đường, Cao Bằng

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm, Hà Nội, Việt Nam
    3 Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 09-12-2021
  • Sửa xong: 24-03-2022
  • Chấp nhận: 03-04-2022
  • Ngày đăng: 30-04-2022
Trang: 31 - 41
Lượt xem: 3684
Lượt tải: 2356
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 234
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của công tác thăm dò và tính trữ lượng Urani mỏ Bình Đường, tỉnh Cao Bằng trên cơ sở sử dụng phối hợp Phương pháp toán thống kê và Địa thống kê. Kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận sau: - Các thân quặng Urani khu mỏ Bình Đường có dạng thấu kính, hình thái cấu trúc thuộc loại phức tạp. Thân quặng thuộc loại quy mô nhỏ, biến đổi phức tạp. - Hàm lượng Urani trung bình trong các thân quặng công nghiệp tính theo phương pháp trung bình gia quyền với chiều dày và phương pháp khối gần kề là xấp xỉ nhau và nhỏ hơn giá trị trung bình tính theo phương pháp trung bình số học. - Yếu tố quyết định độ tin cậy trong thăm dò và tính trữ lượng Urani đối với mỏ Bình Đường là chiều dày thân quặng và sai số ngẫu nhiên trong phân tích mẫu. - Sai số tính trữ lượng Urani trong trường hợp có tính đến hiệu suất sử dụng ranh giới nội, ngoại suy thân quặng lớn hơn trường hợp không chú ý đến hiệu suất sử dụng ranh giới nội, ngoại suy thân quặng. - Mạng lưới thăm dò đã thi công trong phạm vi 40 m theo đường phương và 20÷40 m theo hướng dốc đủ cơ sở tính trữ lượng ở cấp 122; ngoài mạng lưới này chỉ đáp ứng yêu cầu tính tài nguyên ở cấp 333.

Trích dẫn
Nguyễn Phương, Trịnh Đình Huấn, Nguyễn Trường Giang và Trần Lê Châu, 2022. Đánh giá độ tin cậy của công tác thăm dò và tính trữ lượng Urani mỏ Bình Đường, Cao Bằng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 2, tr. 31-41.
Tài liệu tham khảo

Kazdan, A. B., (1974). Cơ sở phương pháp luận thăm dò. Bản tiếng Nga. Nhà xuất bản Nhedra, 271 trang.

Nguyễn Phương (cb), (2008). Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm - thăm dò Urani trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ chương trình phát triển điện hạt nhân. Đề tài thuộc dự án KHCN trọng điểm cấp bộ. Mã số B - 2006 - 02- 25 TĐ. Lưu trữ Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Nguyễn Phương, Trịnh Đình Huấn, Nguyễn Trường Giang, (2020). Nghiên cứu xác lập nhóm mỏ và mạng lưới thăm dò Urani mỏ Bình Đường, Cao Bằng. Hội nghị toàn quốc Khoa học trái đất và Tài nguyên với phát triển bền vững (ERSD 2020), Trường ĐH Mỏ Địa chất, Hà Nội, 2020, 90 - 96.

Nguyễn Văn Hoai (cb), (1990). Đánh giá tiềm năng Urani và một số nguyên liệu khoáng phục vụ cho công nghiệp năng lượng nguyên tử trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước, Mã số 44A - 03 - 02. Lưu trữ Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm.

Phùng Văn Cấn (cb), (1986). Báo cáo địa chất về kết quả thăm dò sơ bộ khu trung tâm và khu bắc mỏ Urani Bình Đường Cao Bằng. Trung tâm thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất.

Porotov, G. X., (1977). Phương pháp toán trong tìm kiếm và thăm dò khoáng sản. Bản tiếng Nga. Nhà xuất bản Leningrad, 106 trang.

Sinclair, A. J. and Deraisme, J., (1983). A Geostatistical study of the eagle copper Vein, northern British Columbia. Mining Geology. Benchmark Papers in Geology/69, Hutchinson Ros Publishing company, Stroudsburg, Pennsylvania, 172-183.

Trần Ngọc Thái (cb), (2017). Báo cáo kết quả điều tra khoáng sản Urani vùng Bình Đường - Pia Oắc tỷ lệ 1: 25.000. Lưu Viện nghiên cứu khoa học Địa chất và Khoáng sản.

Trịnh Hải Sơn (cb), (2020). Báo cáo đề tài ”Đánh giá tiềm năng tài nguyên Urani Việt Nam” đến thời điểm năm 2019. Lưu Viện nghiên cứu khoa học Địa chất và Khoáng sản.

Các bài báo khác