Xác định nhóm mỏ và mạng lưới thăm dò quặng vàng gốc vùng Attapeu, CHDCND Lào

  • Cơ quan:

    1 Trường Cao đẳng Bách Khoa, Vientiane, CHDCND Lào
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    3 Liên đoàn Intergeo, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 16-10-2021
  • Sửa xong: 23-01-2022
  • Chấp nhận: 08-02-2022
  • Ngày đăng: 28-02-2022
Trang: 1 - 14
Lượt xem: 6204
Lượt tải: 2922
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 289
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo giới thiệu kết quả xác lập nhóm mỏ và mạng lưới thăm dò vàng gốc vùng Attapeu, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào bằng tổ hợp phương pháp truyền thống, kết hợp phương pháp toán địa chất. Kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận sau: Vùng nghiên cứu có cấu trúc địa chất khá phức tạp. Các thân quặng dạng thấu kính, dạng mạch, hoặc đới mạch, kéo dài từ vài chục mét đến hơn 500 m, cắm đơn nghiêng với góc dốc 45° - 80°, quy mô các thân quặng thuộc loại nhỏ đến trung bình. Chiều dày thân quặng phân bố thuộc loại ổn định đến rất không ổn định (Vm = 8,9÷116,8%). Hàm lượng Au trong các thân quặng thuộc loại trung bình đến giàu và phân bố không đồng đều đến đặc biệt không đồng đều (VC = 58,3÷785%). Xét theo phương diện gây khó khăn trong thăm dò, thì mỏ vàng gốc Attapeu được xếp vào nhóm mỏ thăm dò III. Để thăm dò đạt yêu cầu tính trữ lượng cấp 122, hợp lý nhất sử dụng mạng lưới tuyến song song hoặc dạng hình chữ nhật, với khoảng cách tuyến 40÷60 m, công trình trên tuyến 20÷30 m. Mạng lưới thăm dò đề xuất trong bài báo có thể sử dụng để thăm dò các mỏ vàng gốc có đặc điểm địa chất khoáng sản tương tự kiểu mỏ vàng gốc Attapeu.

Trích dẫn
Houmphavanh Phatthana, Nguyễn Phương, Nguyễn Tiến Dũng và Bùi Viết Sáng, 2022. Xác định nhóm mỏ và mạng lưới thăm dò quặng vàng gốc vùng Attapeu, CHDCND Lào, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 63, kỳ 1, tr. 1-14.
Tài liệu tham khảo

Bộ Năng lượng và Mỏ. (2019). Quy định về phân cấp tài nguyên, trữ lượng khoáng sản. Phân chia nhóm mỏ thăm dò. Lưu trữ cục Quản lý Mỏ, Lào.

Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2017). Thông tư 60/2017/TT - BTMNT, Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn, ngày 08/12/2017.

Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2015). Thông tư số 03/2015/TT-BTNMT, ngày 13 tháng 02 năm 2015.

Bùi, V. S. (cb) (2020). Báo cáo kết quả tìm kiếm quặng vàng và khoáng sản đi kèm huyện khu vực Namxuan, huyện Phuvong, tỉnh Attapeu. Lưu trữ cục Địa chất và Khoáng sản, Lào.

Department of Geology and Mine of Lao PDR. (2010). Minerals year look 2010-2020, DGM, Vientiane, Laos.

Đỗ, M. A., Nguyễn, T. D., Bùi, H. B., and Khương, T. H. (2018). Đặc điểm hình thái - cấu trúc các vỉa than và ảnh hưởng của chúng tới công trình thăm dò, khai thác cánh Nam mỏ Mạo Khê, Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 59(2), 40-48.

Đỗ, Q. B. (cb.). (2014). Báo cáo Thăm dò mỏ Vangtat - San Xay - Attapeu, công ty Vangtat Mining, Viêng Chăn - CHDCND Lào. Lưu trữ cục Địa chất và Khoáng sản, Lào.

Đỗ, Q. B. (cb.) (2015). Báo cáo kết quả tìm kiếm, thăm dò khu vực Vang Tat Kang, huyện Sanxay, tỉnh Attapeu. Lưu trữ cục Địa chất và Khoáng sản, Lào.

Houmphavanh, P., Nguyễn, P., and Nguyễn, T. D. (2018a). Đặc điểm quặng hóa và phân vùng triển vọng quặng vàng gốc khu vực Xan Xay-Attapeu-CHDCND Lào. Tạp chí Công nghiệp mỏ, 5, 64-71.

Houmphavanh, P., Nguyễn, P., and Nguyễn, T. D. (2018b). Tiềm năng tài nguyên vàng gốc vùng Attapeu miền nam nước CHDCND Lào. Hội nghị khoa học toàn quốc (ERSD 2018), Hà Nội, 07-12-2018.

Intergeo. (2009). Báo cáo điều tra đánh giá khoáng sản bauxit và khoáng sản khác vùng nam Lào. Lưu trữ cục Địa chất và Khoáng sản, Lào.

JICA. (2008). Báo cáo công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 200.000 tại khu vực Đakyoy - Vangtat tỉnh Attapeu. Lưu trữ cục Địa chất và Khoáng sản, Lào.

Kazdan, A. B. (1984). Cơ sở phương pháp luận thăm dò. Nhà xuất bản Nheđra. (bản tiếng Nga).

Lương, Q. K., Nguyễn, P., Nguyễn, T. D., Bùi, H. B., and Khương, T. H. (2018). Phương pháp xử lý thông tin địa chất, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội.

Metcalfe, I. (2016). Paleotethyan evolution of the Indochina Block as deduced from granites in northern Laos. Gondwana Research, 38, 183-196.

Nguyễn, P. (2006). Mô hình hóa các tính chất của khoáng sản và phương pháp thăm dò. Bài giảng dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Prokofev, A. P. (1973). Cơ bản về tìm kiếm-thăm dò khoáng sản rắn. Bản tiếng Nga. Nhà xuất bản Nhedra.

Tran, V.T., Michel, F., Nguyen, V. V., and Hoang, B. (2020). Neoproterozoic to Early Triassic tectono-stratigraphic evolution of Indochina and adjacent areas: A review with new data. Journal of Asian Earth Sciences, 191, 104231

Các bài báo khác