Ứng dụng phương pháp mô hình số xác định ảnh hưởng của khai thác hầm lò đến các công trình thuộc cụm kho G9 mỏ than Mông Dương bằng phần mềm UDEC - 2D

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 16-02-2021
  • Sửa xong: 18-05-2021
  • Chấp nhận: 16-06-2021
  • Ngày đăng: 01-12-2021
Trang: 18 - 27
Lượt xem: 2473
Lượt tải: 919
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 92
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Công tác khấu than ở lò chợ tạo nên các khoảng trống, làm mất thế cân bằng tự nhiên của ứng suất trong lòng đất, gây nên các hiện tượng dịch chuyển biến dạng đất đá và phá hủy công trình, môi trường. Tại Việt Nam, hiện tượng biến dạng do khai thác hầm lò xảy ra khá phổ biến như tại trạm quạt ở mức +142 m mỏ Mạo Khê bị hỏng, mỏ Thống Nhất bị bục nước vào lò mức - 60 m; nứt nẻ mặt đất gần chùa Yên Tử; sụt lún mặt bằng xây dựng Nhà máy sàng tuyển than Khe Chàm,… Do cường độ dịch chuyển và tính chất của từng công trình cụ thể như nhà ở, nhà công nghiệp, đường sắt, có thể bị hư hỏng phải sửa chữa, tạm thời ngừng sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, gây thiệt hại về kinh tế cho mỏ. Vỉa than L7 cánh Đông thuộc vỉa dày trung bình, dốc thoải nghiêng nằm hoàn toàn dưới cụm kho G9 mỏ than Mông Dương. Theo kế hoạch của Công ty Cổ phần than Mông Dương, vỉa than này sẽ tiến hành khai thác bằng khoan nổ mìn, chống giữ bằng giá GK, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các thiết bị hoạt động ở đây. Việc tìm ra giải pháp khai thác đảm bảo an toàn các công trình tại cụm kho G9 và giảm thiểu tổn thất tài nguyên lò chợ vỉa L7 là rất cần thiết. Trong phạm vi bài báo, các tác giả sử dụng phương pháp mô hình số để đánh giá ảnh hưởng của khai thác ở lò chợ vỉa L7 cánh Đông đến các công trình trên mặt thuộc cụm kho G9 mỏ than Mông Dương.

Trích dẫn
Phạm Đức Hưng và Mạc Văn Tiến Dũng, 2021. Ứng dụng phương pháp mô hình số xác định ảnh hưởng của khai thác hầm lò đến các công trình thuộc cụm kho G9 mỏ than Mông Dương bằng phần mềm UDEC - 2D, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 5a, tr. 18-27.
Tài liệu tham khảo

Đỗ Mạnh Phong, Vũ Đình Tiến (2008). Giáo trình áp lực mỏ hầm lò. Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải. 164 trang

Fu Yu Hua, (2010). Study on stability of rock mass and rule of strata movement for transition from open - pit underground mining. China University of Mining and Technology. Doctor of thesis.

Le Tien Dung, (2018). A discontinuum modelling approach for investigation of Longwall Top Coal Caving mechanisms. International Journal of Rock Mechanics and Mining Sciences. Vol. 106, 84-95.

Peng hongge, (2012). Determination and optimization of boundary parameters ofopen - pit and underground combined. China University of Mining and Technology Doctor of thesis. 

Phạm Đức Hưng, (2018). Giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn khi khai thác vỉa 11 dưới moong lộ thiên - Công ty Cổ phần than Hà Lầm Vinacomin. Earth sciences and natural Resources for Sustainable Development

Pham Duc Hung, Nguyen Van Quang, (2016). Application of UDEC - 2D software for simulation of the behaviour of the rock strata above a longwall coal mining. Earth Sciences and Natural Resources for Sustainable Development. 

Pham Duc Hung, Le Tien Dung, Nguyen Van Quang, (2020). Safe exploitation solution and reduction of resources loss for the L7 seam at the west wing area of the 790 open pit site of the Mong Duong coal mine. Inżynieria Mineralna - Journal of the Polish Mineral Engineering Society. No 2(46), part 1, 231-238.

Qian Ming Gao, (2011). Strata Control and sustainable coal mining. China University of Mining and Technology Press

Tài liệu địa chất khu vực khai thác vỉa L7 cánh Đông mỏ than Mông Dương, (2014). Công ty Cổ phần Địa chất Mỏ - TKV. 75 trang.

Các bài báo khác