Nghiên cứu ảnh hưởng của màn chắn bóng khí đến trường sóng nổ lan truyền trong môi trường nước

  • Cơ quan:

    1 Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội, Việt Nam
    2 Viện Khoa học Công nghệ Quân sự, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 18-05-2021
  • Sửa xong: 16-08-2021
  • Chấp nhận: 13-09-2021
  • Ngày đăng: 31-10-2021
Trang: 97 - 105
Lượt xem: 2062
Lượt tải: 888
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 90
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Sóng xung kích do nổ khi lan truyền trong môi trường phân lớp có độ cứng âm học khác nhau sẽ làm phát sinh các sóng phản xạ và sóng khúc xạ. Tùy theo đặc tính âm học của các lớp môi trường mà đặc tính của sóng phản xạ và khúc xạ sẽ làm tăng hay giảm áp suất hoặc ứng suất của môi trường tại điểm khảo sát so với tác dụng của sóng xung kích do nổ (sóng tới) khi lan truyền trong môi trường đồng nhất, đẳng hướng. Dựa trên đặc tính cơ lý này, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều giải pháp giảm thiểu tác dụng của sóng nổ trong các môi trường đất đá, nước, không khí. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình lý thuyết nghiên cứu toàn diện về sự suy giảm của sóng xung kích do nổ trong nước tạo ra khi gặp màn chắn bóng khí. Bằng phương pháp giải tích và phương pháp lượng nổ ảo, bài báo đã xác định được quy luật lan truyền của các sóng mới hình thành khi sóng nổ lan truyền trong nước gặp màn chắn bóng khí. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra càng tăng chiều dày lớp màn chắn bóng khí hoặc càng tăng hàm lượng bóng khí hay càng tăng khoảng cách từ lượng nổ đến màn bóng khí thì cường độ sóng nổ khi đi qua màn chắn suy giảm càng mạnh.

Trích dẫn
Đàm Trọng Thắng và Trần Đức Việt, 2021. Nghiên cứu ảnh hưởng của màn chắn bóng khí đến trường sóng nổ lan truyền trong môi trường nước, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 5, tr. 97-105.
Tài liệu tham khảo

Cole R. H, (1948). Underwater explosions. Princeton University Press, New Jersey, 437 pages.

Domenico, (1982). Acoustic wave propagation in air-bubble curtains in water. Geophysics Vol 47, 345-353.

Hồ Sĩ Giao, Đàm Trọng Thắng, Lê Văn Quyển, Hoàng Tuấn Chung, (2010). Nổ hóa học lý thuyết và thực tiễn. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 663 trang.

Đàm Trọng Thắng, Bùi Xuân Nam, Trần Quang Hiếu, (2015). Nổ mìn trong ngành mỏ và công trình. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, 454 trang.

Đàm Trọng Thắng, Trần Đức Việt, (2020). Nghiên cứu ảnh hưởng độ cứng truyền âm của môi trường nước chứa bọt khí đối với tải trọng sóng nổ. Tạp chí Công nghiệp mỏ, số 3, 5-8.

Đàm Trọng Thắng, Trần Đức Việt, Nguyễn Phú Thắng, (2020). Sự biến đổi của sóng nổ tại mặt phân cách giữa môi trường nước và môi trường nước chứa bóng khí. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự, số 70 tháng 12-2020, 139-145.

Οplenko L. P, (2004). Explosion physics. FIZMATLIT, Moscow.

Lyakhov G. M, (1982). Equation of state of soil and porous multicomponent medium. Science, Moscow.

Các bài báo khác