Nghiên cứu xác định độ sâu khai thác an toàn trong điều kiện địa chất đặc biệt ở mỏ than Mông Dương

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    2 Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
    3 Công ty CP Địa chất Mỏ - TKV, Hà Nội, Việt Nam
    4 Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 14-05-2021
  • Sửa xong: 14-08-2021
  • Chấp nhận: 10-09-2021
  • Ngày đăng: 31-10-2021
Trang: 76 - 83
Lượt xem: 2273
Lượt tải: 971
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 97
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Dịch chuyển và biến dạng đất đá do ảnh hưởng của khai thác hầm lò là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự an toàn của hoạt động sản xuất. Quá trình dịch chuyển và biến dạng đất đá mỏ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện địa chất mỏ, độ sâu khai thác an toàn và công nghệ khai thác. Việc xác định độ sâu an toàn có ý nghĩa quan trọng trong công tác tính toán để lại trụ bảo vệ và giảm thiểu tổn thất khoáng sản để lại dưới lòng đất. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu xác định độ sâu khai thác an toàn trong các điều kiện địa chất thông thường. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chi tiết xác định độ sâu khai thác an toàn trong điều kiện khai thác tập vỉa với điều kiện địa chất đặc biệt (nhiều uốn nếp, phay phá, đứt gãy, dưới các đối tượng chứa nước). Nghiên cứu này giới thiệu phương pháp xác định chiều sâu khai thác an toàn cho tập vỉa ở điều kiện địa chất có uốn nếp và khai thác dưới suối. Phương pháp được đề xuất sử dụng là phương pháp vùng tương tự của “Quy phạm bảo vệ công trình và các đối tượng tự nhiên của VNIMI 98” để tính độ sâu khai thác an toàn. Phương pháp được áp dụng cho mỏ Mông Dương, với 3 vỉa 5, 6, 7 có độ sâu lần lượt là H =210, 180, 136 m. Kết quả đã xác định được chiều sâu khai thác an toàn cho các vỉa 5, 6, 7 tương ứng là H5= 240 m, H6 =192 m, H7= 136 m.

Trích dẫn
Phạm Văn Chung, Phùng Mạnh Đắc, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Gia Trọng, Ngô Thành Trung và Trần Vũ Thăng, 2021. Nghiên cứu xác định độ sâu khai thác an toàn trong điều kiện địa chất đặc biệt ở mỏ than Mông Dương, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 5, tr. 76-83.
Tài liệu tham khảo

Ambrožič Tomaž, Turk Goran, (2003), "Prediction of subsidence due to underground mining by artificial neural networks", Computers and Geosciences, 29 (5), 627 - 637.

Agnieszka Malinowska, Ryszard Hejmanowski, Hua - yang Dai, (2020), Ground movements modeling applying adjusted influence function. International Journal of Mining Science and Technology 30 (1).

Alex Hay - Man Ng., Linlin Ge, Du Zheyuan, Wang, Shuren, and Ma Chao, (2017). Satellite radar interferometry for monitoring subsidence induced by longwall mining activity using Radarsat - 2, Sentinel - 1 and ALOS - 2 data. International Journal of Applied Earth Observations and Geoinformation, 61, 92 - 103. doi:10.1016/j.jag.2017.05.009.

Nguyen Quoc Long, Xuan - Nam Bui, Luyen Khac Bui, Khoa Dat Vu Huynh, Canh Van Le, Michał Buczek, Thang Phi Nguyen, (2017). A Computational Tool for Time Series Prediction of Mining - Induced Subsidence Based on Time - Effect Function and Geodetic Monitoring Data. In International Conference on Geo - Spatial Technologies and Earth Resources. 2017. Springer, 1 - 16, DOI: 10.1007/978 - 3 - 319 - 68240 - 2_1.

Nguyen Quoc Long, Adeel Ahmad, Cao Xuan Cuong Cao, Le Van Canh, (2018). Designing observation lines: a case study of the G9 seam in the Mong Duong colliery, Journal of Mining and Earth Sciences, 60(3): 18 - 24.

Nguyễn Quốc Long, (2020). Đánh giá khả năng ứng dụng hàm mặt cắt trong dự báo lún do khai thác hầm lò tại Việt Nam, Công nghiệp mỏ, số 3. 93 - 99.

Nguyễn Tam Sơn, Phạm Văn Chung, (2005). Báo cáo kết quả quan trắc trên bề mặt địa hình vỉa I (12) mỏ than Mông Dương. Viện Khoa học Công nghệ Mỏ.

Phạm Đại Hải, Đỗ Kiên Cường, Trần Văn Yết, (2004). Kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý đá. Viện Khoa học Công nghệ Mỏ.

Phạm Văn Chung, Vương Trọng Kha, (2012). Xác định các thông số dịch chuyển và biến dạng đất đá do ảnh hưởng của khai thác hầm lò mỏ than Mông Dương. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ XXIII, 130 - 140. 

Pham Van Chung, Cuong Cao Cuong, Nguyen Quoc Long, (2019). An initial assessment of the impact of coal mining on the Khe Cham washing plant (Vietnam), International Journal of Scientific and Engineering Research, 10(4): 914 - 922.

Ryszard Hejmanowski, Agnieszka A. Malinowska, Wojciech T. Witkowski, Artur Guzy, (2019). An Analysis Applying InSAR of Subsidence Caused by Nearby Mining - Induced Earthquakes. Geosciences 9 (12). 490.

VNIMI (1998). Quy phạm bảo vệ công trình và các đối tượng tự nhiên từ ảnh hưởng có hại khi khai thác hầm lò dưới khoáng sàng than. Sait Peterburg. 

Vardoulakis I., Graf B., Gudehus G., (1981), Trap‐door problem with dry sand: A statical approach based upon model test kinematics, International Journal for Numerical and Analytical Methods in Geomechanics, 5 (1), 57 - 78.

Xiaoping, Z., Jian, Z., and Wenlong, L., (2016). 3D laser scanning technology in the application of modeling in mining subsidence area. Paper presented at the 2016 5th International Conference on Civil, Architectural and Hydraulic Engineering (ICCAHE 2016).

Zhang, Z., Wang, C., Tang, Y., Zhang, H., and Fu, Q., (2015). Analysis of ground subsidence at a coal - mining area in Huainan using time - series InSAR. International Journal of Remote Sensing, 36(23), 5790 - 5810. doi:10.1080/014 31161. 2015.1109725.

Các bài báo khác