Ứng dụng thuộc tính địa chấn dự báo phân bố của đá chứa cát kết tập D, trầm tích Oligocen trên, mỏ CT, bể Cửu Long

  • Cơ quan:

    1 Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam
    3 Viện nghiên cứu Khoa học và Thiết kế Dầu khí biển - Vietsovpetro, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    4 Hội Dầu khí Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 21-05-2021
  • Sửa xong: 16-08-2021
  • Chấp nhận: 16-09-2021
  • Ngày đăng: 31-10-2021
Trang: 55 - 66
Lượt xem: 2490
Lượt tải: 940
Yêu thích: 1.0, Số lượt: 94
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Bài báo ứng dụng các phương pháp phân tích thuộc tính địa chấn kết hợp với các tài liệu giếng khoan để dự báo sự phân bố của các thân cát trong tập D. Thuộc tính địa chấn là một phép đo bất kỳ của tài liệu địa chấn để nâng cao khả năng hiển thị, định lượng các yếu tố địa chất hoặc thuộc tính đá chứa nhằm xác định cấu trúc hoặc môi trường lắng đọng trầm tích. Nhóm tác giả đã lựa chọn các thuộc tính cơ bản liên quan đến biên độ và tần số như: thuộc tính RAI, RMS, ARC length, Specdecom, Sweetness. Các thuộc tính này phản ánh khá chính xác sự thay đổi về mặt thạch học, tướng trầm tích,… từ đó có thể dự đoán phân bố của các thân cát. Kết quả nghiên cứu cho thấy tập D tồn tại 02 tập vỉa lớn: tập vỉa chính bao gồm các vỉa cát từ D0-D3 và tập vỉa phụ bao gồm các vỉa từ D4÷D10. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tập vỉa chính phân bố rộng khắp khu vực phía tây của lô 09.3/12 và gần đới nâng Côn Sơn (ngoại trừ giếng khoan A do bị bóc mòn), trong khi đó tập vỉa phụ phân bố rời rạc. Tại khu vực nghiên cứu cũng khoanh định được các khu vực có sự tồn tại của các vật liệu núi lửa với biểu hiện của các dị thường biên độ cao. Kết quả phân tích thuộc tính địa chấn cũng chỉ ra rằng các thân cát (D0-D3) nằm ở khu vực tây nam và đông bắc có tiềm năng cao và cần nghiên cứu nhiều hơn nữa.

Trích dẫn
Trần Thị Oanh, Lê Ngọc Ánh, Phạm Duy Khánh, Bùi Thị Ngân, Phạm Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Hải Hà, Đỗ Thị Thùy Linh, Doãn Ngọc San và Hoàng Văn Quý, 2021. Ứng dụng thuộc tính địa chấn dự báo phân bố của đá chứa cát kết tập D, trầm tích Oligocen trên, mỏ CT, bể Cửu Long, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 62, kỳ 5, tr. 55-66.
Tài liệu tham khảo

Onajite, E. (2014). Seismic Data Analysis Techniques in Hydrocarbon Exploration. Elsevier. Amsterdam, 

Hoàng Văn Quý và nnk., (2018). Địa vật lý giếng khoan. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Lê Hải An và nnk., (2015). Báo cáo tổng hợp tài liệu Địa chất- Địa vật lý và chính xác hóa tiềm năng dầu khí sau khi khoan giếng khoan B. NIPI

Lê Hải An và nnk., (2015). Báo cáo tổng kết nghiên cứu tướng và môi trường trầm tích nhằm đánh giá quy luật phân bố tầng chứa trong lát cắt tầm tích Oligocen, Mioxen lô 09-3/12. VSP

Mai Thanh Tân, (2010). Địa chấn thăm dò. NXB Giao thông vận tải. 

Ahmad, M. N., Rowell, P., (2012). Application of spectral decomposition and seismic attributes to understand the structure and distribution of sand reservoirs within Tertiary rift basins of the Gulf of Thailand. The Leading Edge, 31(6), 630–634.

Nguyễn Thị Thu Huyền và nnk., (2010). Ứng dụng phân tích địa chấn để dự báo sự phân bố hệ thống kênh rạch trong lát cắt trầm tích khu vực Tây Nam bể Cửu Long. Tuyển tập báo cáo hội nghị KHCN quốc tế “Dầu khí Việt Nam 2020: Tăng tốc phát triển”, 527-531. 

Phan Thanh Liêm, Lê Hải An, (2013). Nghiên cứu đối tượng turbidite Miocen giữa/muộn - Pliocen khu vực lô 04-1 bể Nam Côn Sơn qua phân tích thuộc tính địa chấn đặc biệt. Tạp chí dầu khí 9, 8-15.

Chopra, S., Marfurt, K. J., (2007). Seismic Attributes for Prospect Identification and Reservoir Characterization. Society of Exploration Geophysicists,

Viện địa chất- Viện Hàn lâm KHandCN Việt Nam (IGS), (2016). Báo cáo phân tích cổ sinh địa tầng và thạch học lát mỏng giếng khoan B. VSP

Viện địa chất- Viện Hàn lâm KHandCN Việt Nam (IGS), (2018). Báo cáo kết quả phân tích mẫu lõi (sidewall core) đặc biệt giếng D, VSP.

Viện Nghiên cứu và Thiết kế dầu khí biển (NIPI), (2006). Báo cáo “Tính toán trữ lượng dầu và khí hòa tan phát hiện X, lô 09-3/12, bồn trũng Cửu Long”. NIPI

VPI Lab, (2014). Viện Dầu khí Việt Nam. Báo cáo phân tích cổ sinh địa tầng và thạch học lát mỏng giếng khoan A. VSP.

VSP, (2017). Báo cáo “Minh giải đặc biệt tài liệu địa chấn PSDM góc phương vị rộng 3D/4C trên lô 09-1”. VSP.

Trần Thị Oanh, (2020). Ứng dụng mạng trí tuệ nhân tạo dự báo phân bố vật liệu núi lửa trong tập D, mỏ X, bể Cửu Long. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ địa chất, số 61, kỳ 5.

Các bài báo khác